
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
![]() |
Khu phố mua sắm tại Birmingham, miền Trung nước Anh. Ảnh: AFP |
Lạm phát ở Anh tăng lên 2,1% từ mức tăng 1,5% trong tháng 4, phần lớn do các mặt hàng quần áo, nhiên liệu động cơ, trò chơi, và thực phẩm mang về đều tăng giá. Trước đó, trong cuộc thăm gần đây của Reuters, các nhà kinh tế dự đoán lạm phát tháng 5 ở Anh sẽ tăng lên 1,8%.
Các nhà đầu tư trên thế giới đang lo ngại rủi ro của việc lạm phát liên tục tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở Mỹ - nơi lạm phát tháng 5 tăng lên 5,0% - mức cao nhất trong gần 13 năm qua.
Ông Jack Leslie, nhà kinh tế học từ Viện nghiên cứu Resolution Foundation cho rằng lạm phát tăng từ 0,3% trong tháng 11/2020 lên 2,1% trong tháng 5/2021 cho thấy tốc độ tăng nhanh nhất trong 6 tháng kể từ khi đồng bảng Anh lao dốc trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
"Nhưng áp lực lạm phát ở Anh thì khác và không lớn như những áp lực gây ra tranh luận gay gắt ở Mỹ", chuyên gia kinh tế Jack Leslie đánh giá.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho biết họ dự báo lạm phát sẽ tăng lên 2,5% vào cuối năm nay khi nền kinh tế này mở cửa trở lại sau khi gỡ lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19 và giá dầu thế giới tăng trở lại.
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết lạm phát cơ bản nước này, không bao gồm giá thực phẩm, năng lượng, và các mặt hàng dễ biến động khác, đã tăng lên 2,0% trong 12 tháng qua, tính đến tháng 5/2021.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey và hầu hết các đồng nghiệp đều cho rằng lạm phát gia tăng hiện chỉ là tạm thời và cơ quan này chưa cần phải cắt giảm quy mô các gói kích thích khổng lồ của mình. Sau cuộc họp gần đây nhất, Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ trong tuyên bố ngày 24/6 tới.
Chuyên gia kinh tế Andy Haldane tuần trước đánh giá, các nhà hoạch định chính sách Anh đang phải đối mặt với "thời điểm nguy hiểm nhất" kể từ năm 1992 khi chính phủ nước này rút đồng bảng Anh khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM), một tiền đề cho sự ra đời của đồng euro.
Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát ở Anh sẽ tăng lên trong thời gian tới. Giá hàng hóa đầu vào mà các nhà sản xuất ở Anh chi trả đã tăng 10,7% trong 12 tháng qua lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.

-
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài -
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất -
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn -
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ -
IMF cảnh báo số người di cư và tị nạn chạm mức 3,7% dân số toàn cầu -
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa