
-
Hội thảo về Khu thương mại tự do và khu phi thuế quan tại Hải Phòng
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% sau 11 tháng năm 2023
-
Thành ủy Hải Phòng chuyển giao hai tổ chức Đảng về Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
-
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII
-
Dự kiến ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE trong năm 2024 -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào
![]() |
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 8/2020.
“Giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm phòng chống dịch Covid-19 là nguyên nhân chính làm CPI tăng như vậy”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Cũng vì giãn cách xã hội mà mức tăng CPI ở khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch khá lớn. Ở thành thị là tăng 0,34%, trong khi ở nông thôn chỉ tăng 0,14%. Lương thực, thực phẩm ở khu vực thành thị thời gian gần đây tăng khá cao.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 4 nhóm tăng giá so với tháng trước, 4 nhóm giảm giá, 3 nhóm giữ giá ổn định (nhà ở và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; hàng hóa và dịch vụ khác).
Trong 4 nhóm hàng tăng giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8/2021 có mức tăng so với tháng trước cao nhất - với 0,74%, làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm.
Tăng cao như vậy chủ yếu do việc vận chuyển và phân phối hàng hóa thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19. Trong khi đó, nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội.
Cùng với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thì nhóm đồ uống và thuốc lá cũng tăng khá cao, với mức tăng 0,22% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát khi thời tiết nắng nóng tăng cao và giá thuốc lá tăng do nguồn cung giảm.
Trong khi đó, nhóm giáo dục tăng 0,04%, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.
Ngược lại, trong 4 nhóm hàng giảm giá, nhóm giao thông giảm 0,06% so với tháng trước, chủ yếu do các hãng giảm giá ô tô mới và ô tô đã qua sử dụng (lần lượt giảm 0,09% và giảm 0,84%).
Nhóm bưu chính, viễn thông tháng 8/2021 giảm 0,05% do giá điện thoại di động thông minh, máy tính bảng giảm 0,16% và phụ kiện điện thoại di động thông minh, máy tính bảng giảm 0,5%.
Còn nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm 0,03% so với tháng trước. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03%. Nguyên nhân cũng do nhu cầu tiêu dùng giảm khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19.
Với mức tăng 0,25% của tháng 8/2021, CPI bình quân 8 tháng năm 2021 tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng bình quân 8 tháng thấp nhất kể từ năm 2016.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng CPI bình quân 8 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 1,91%; tăng 3,84%; tăng 3,52%; tăng 2,57%; tăng 3,96%; tăng 1,79%.
Với mức lạm phát cho đến nay ở mức thấp như vậy, Việt Nam có nhiều dư địa để điều hành giá cả thị trường những tháng cuối năm. Nếu không có biến động lớn, thì khả năng kiểm soát lạm phát dưới 4% như mục tiêu đề ra là trong tầm tay.
Ở góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 8/2021 giảm 0,02% so với tháng trước, tăng 0,98% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 8 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,79%). Điều này, theo Tổng cục Thống kê, là phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng.
Mức lạm phát cơ bản tháng Tám và 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 8/2021 giảm 0,49% so với tháng trước; giảm 1,65% so với tháng 12/2020 và giảm 3,02% so với cùng kỳ năm 2020. Bình quân 8 tháng năm 2021 tăng 13,8%.
Còn chỉ số đô-la Mỹ 8/2021 giảm 0,44% so với tháng trước; giảm 0,67% so với tháng 12/2020 và giảm 0,92% so với cùng kỳ năm 2020. Bình quân 8 tháng năm 2021 giảm 0,82%.
Giãn cách kéo dài khiến nhu cầu mua bán ngoại tệ giảm cũng là nguyên nhân khiến chỉ số giá đô-la Mỹ giảm như vậy.

-
Hội thảo về Khu thương mại tự do và khu phi thuế quan tại Hải Phòng
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% sau 11 tháng năm 2023
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 48 tỷ USD sau 11 tháng năm 2023
-
Thành ủy Hải Phòng chuyển giao hai tổ chức Đảng về Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
-
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII -
Chủ tịch Quốc hội đến Vientiane, tham dự Hội nghị Cấp cao CLV và thăm Lào -
Dự kiến ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE trong năm 2024 -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào -
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng -
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực sau 11 tháng năm 2023 -
Ông Nguyễn Đình Khang được bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII
-
1 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
2 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật
-
3 Các tỉnh phía Nam đón “sóng” đầu tư mới từ Hoa Kỳ
-
4 Bức tranh đầu tư bất động sản dần sáng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/12
-
Phát động Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023
-
Chuẩn EU-GMP giúp doanh nghiệp dược có lợi thế xuất khẩu
-
Ra mắt GROHE SPA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Trải nghiệm sức mạnh chữa lành của nước
-
HRC Hòa Phát đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của thế giới
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ