
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Giá thực phẩm và dịch vụ là những nhân tố chính thúc đẩy lạm phát tháng 4 của Trung Quốc. Ảnh: AFP |
So với tháng 3, chỉ số CPI tháng 4 giảm 0,1%, theo số liệu chính thức được Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố ngày 11/5.
Trước đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Reuters đã dự đoán chỉ số CPI tháng 4 của Trung Quốc sẽ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước và "đi ngang" so với tháng 3.
Trong tháng 3, lạm phát của Trung Quốc đã giảm xuống 0,7% sau khi đạt mốc cao nhất gần đây là 2,8% vào tháng 9/2022.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, giá thực phẩm và dịch vụ là những nhân tố chính thúc đẩy lạm phát tháng 4. Trong đó, giá thực phẩm đã tăng 0,4% so với một năm trước còn giá dịch vụ tăng 1%. Trái lại, giá cả các mặt hàng tiêu dùng giảm 0,4%.
Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 của Trung Quốc đã giảm 3,6%. Trước đó, các nhà kinh tế đã dự đoán với Reuters rằng chỉ số PPI sẽ giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức giảm 2,5% trong tháng 3.
Bức tranh lạm phát của Trung Quốc đang trái ngược với Mỹ. Theo số liệu công bố mới nhất, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 4,9% trong tháng 4 sau nhiều nỗ lực kiểm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bằng cách tăng lãi suất 10 lần liên tiếp. So với Nhật Bản, lạm phát lõi của Trung Quốc hiện thấp hơn nhiều, các nhà kinh tế của ngân hàng Bank of America (BofA) đánh giá.
Bà Helen Qiao, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Bank of America, nhận định rằng Trung Quốc đã kiểm soát tốt lạm phát sau khi mở cửa trở lại kể từ cuối năm 2022, khiến những người theo dõi thị trường đặt câu hỏi liệu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có đang rơi vào tình trạng giảm phát hay không.
"Có vẻ như trong khi các ngân hàng trung ương lớn gặp khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát, thì [Ngân hàng Trung ương Trung Quốc] lại được xếp hạng cao về vấn đề này", bà Helen Qiao bình luận.
Bà Qiao cho rằng, Trung Quốc đã cố gắng kìm chân chỉ số giá tiêu dùng ở mức trung bình 1,8%, gần với mức trung bình 3 năm thấp nhất kể từ năm 2003. Mặc dù chưa rơi vào giảm phát, nhưng lạm phát ở mức thấp có thể là do nhu cầu trong nước vẫn yếu.
"Các hộ gia đình (Trung Quốc - BTV), dù nhu cầu du lịch của họ bị dồn nén nhiều trong những ngày lễ gần đây, nhưng vẫn thận trọng trong chi tiêu, đặc biệt là đối với những mặt hàng có giá trị lớn (đồ điện tử gia dụng, ô tô…)", bà Qiao nhận xét.
Bên cạnh đó, nữ chuyên gia của Bank of America cho rằng, thị trường lao động vẫn suy yếu cùng với sự phục hồi chậm của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc.
Ngay sau chỉ số CPI được công bố sáng nay, 11/5, đồng nhân dân tệ giao dịch nội địa Trung Quốc đã suy giảm 0,04% xuống còn 6,9428 CNY đổi 1 USD.

-
Mỹ áp thuế đối ứng toàn cầu, giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong 4 năm -
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến -
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội