
-
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng
-
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ
-
TP.HCM kiến nghị gỡ vướng Chương trình phát triển đô thị sau sáp nhập
-
Hà Nội đánh giá mô hình chính quyền mới sau 15 ngày hoạt động
-
Thủ tướng: Tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải "mục tiêu bất khả thi" -
Xuất khẩu cà phê xác lập kỷ lục mới 5,4 tỷ USD
![]() |
Đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết. |
Theo đó, Quốc hội thống nhất đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực.
Nghị quyết cũng chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế như lập, thẩm định dự toán ngân sách nhà nước chưa sát thực tế. Nợ đọng thuế, thất thu, chậm thu, thu không đúng, không đủ; vi phạm các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn diễn ra tương đối phổ biến.
Đáng chú ý là hàng nghìn dự án chậm tiến độ, điều chỉnh nhiều lần, có thất thoát, lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Số vốn không sử dụng hết, hủy dự toán và chuyển nguồn hằng năm còn lớn và có xu hướng gia tăng.
Công tác cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2016-2020 rất chậm. Nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát, lãng phí.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế. Quy hoạch treo, dự án treo còn khá phổ biến.
Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất kéo dài, nhưng chậm được khắc phục, xử lý. Diện tích đất chưa sử dụng, để hoang hóa tại nhiều dự án.
Công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn nhiều vướng mắc, chưa kịp thời tháo gỡ, dẫn đến chậm triển khai dự án không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, còn gây thất thu ngân sách nhà nước và lãng phí trong sử dụng đất, Quốc hội đánh giá.
Ngoài ra, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra.
Nhiều vụ việc sai phạm trong đầu tư, đấu thầu, thẩm định giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính công, tài sản công, gây thất thoát, lãng phí rất lớn.
Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước phát hiện qua điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa cao. Nhiều vụ việc thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kéo dài nhiều năm, gây thất thoát, lãng phí, ách tắc, cản trở việc đưa các nguồn lực, tài nguyên vào khai thác, sử dụng hiệu quả.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên được Quốc hội khẳng định là do kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện chưa nghiêm.
Về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quốc hội thống nhất từ năm 2023, phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân.
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ, Thủ tướng tập trung 14 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, yêu cầu trong năm 2023 báo cáo rõ kết quả rà soát phát hiện các vi phạm, thất thoát, lãng phí của từng bộ, ngành, địa phương. Cũng trong năm sau phải làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí; diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật…
Chính phủ còn được yêu cầu phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 52 dự án, cụm dự án đầu tư công và sử dụng vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí, 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm lĩnh vực dầu khí, điện, than chậm tiến độ, 18 dự án đất đai hoang hóa, lãng phí, có khó khăn vướng mắc và 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng và các tồn tại, hạn chế khác nêu trong Báo cáo của đoàn giám sát.
Nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm 2023 còn có rà soát, tổng hợp, phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình để có phương án xử lý khó khăn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA không hiệu quả, chậm tiến độ; dự án BT dở dang. Sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã hoàn thành nhiều năm, không để lãng phí. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án BOT theo quy định của pháp luật và hợp đồng BOT.
Nghị quyết yêu cầu trong năm 2023, đánh giá và có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể giải quyết các dự án sử dụng vốn nhà nước thua lỗ tại các doanh nghiệp. Làm rõ trách nhiệm và kết quả xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gây ra thua lỗ, thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các nguồn vốn nhà nước khác.

-
Quảng Trị gấp rút hoàn thành sớm các công trình cơ sở lưu trú phục vụ cán bộ -
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Hải Phòng đang ở thời điểm vàng để bứt phá thu hút đầu tư -
Hải Phòng đang trỗi dậy như một trung tâm kinh tế, công nghiệp, logistics trọng điểm phía Bắc -
Bảo đảm bình đẳng giữa các hãng hàng không trong tiếp cận các điều kiện khai thác hàng không -
Chuyển Trường Đại học Cần Thơ thành Đại học Cần Thơ -
Ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng thẩm định độc lập về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc -
Vũ Thư phấn đấu trở thành xã phát triển khá của tỉnh Hưng Yên vào năm 2030
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2