-
PVOIL đưa hơn 1.100 sinh viên về quê đón tết -
Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024-2025: Hà Nội đứng đầu với 200 học sinh đạt giải -
Hà Nội tăng 21 bậc trên bảng xếp hạng bảo vệ môi trường quốc gia -
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ
Cần thiết
Với nhiều người, lịch sử chứa đựng những bài học quý báu, lưu giữ gốc rễ của một quốc gia. Hiểu biết về lịch sử không chỉ giúp mỗi người gìn giữ văn hóa dân tộc, mà còn tiếp thu những bài học kinh nghiệm thiết thực, làm giàu vốn sống.
Bộ môn Lịch sử tại các trường phổ thông được giảng dạy có tác dụng lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tính nhân văn cho mỗi học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, những phẩm chất đó càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã từng nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Về đề xuất môn Lịch sử trở thành một trong 4 môn thi bắt buộc, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, trước khi quyết định đưa môn Lịch sử là một trong 4 môn thi bắt buộc trong Dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cân nhắc rất kỹ và xin ý kiến đa chiều.
Cũng theo vị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nhận được khá nhiều ý kiến đồng thuận, đặc biệt từ các thầy cô giáo giảng dạy và học sinh trong trường phổ thông. Song bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, trong khi chưa quyết định thi hay không, thì việc thay đổi cách dạy học và đánh giá môn học này là cấp thiết.
Mấu chốt vấn đề khiến bộ môn Lịch sử trở thành đề tài tranh cãi nên thi hay không là cách dạy và học môn Lịch sử hiện nay dễ khiến học sinh nhàm chán. Bởi vậy, để chuyện thi hay không thi trở nên nhẹ nhàng, cách duy nhất là thay đổi phương pháp dạy học để môn học trở nên hấp dẫn với học sinh.
Nêu ý kiến về chủ đề này, một giáo viên giảng dạy Lịch sử của Trường THPT B Kim Bảng (Hà Nam) chia sẻ rằng, từ trước đến nay, có rất nhiều lý do để học sinh không chọn thi môn Lịch sử, như học ngành khối C ra trường, ít cơ hội tìm kiếm việc làm; học Lịch sử phải nhớ nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian trong quá khứ và yêu cầu phải chính xác.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung môn Lịch sử thành môn học bắt buộc cho thấy tầm quan trọng của môn học. Điều này cũng đồng nghĩa với yêu cầu buộc các giáo viên dạy Lịch sử phải nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu những sự kiện một cách sinh động để học sinh không thấy nhàm chán”, giáo viên này nói.
Còn nhiều thiếu thốn
Việc học sinh chưa yêu thích môn Lịch sử, không hứng thú trong học tập cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở và thử thách của đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Lịch sử từ trước đến nay. Mặc dù sách giáo khoa mới lớp 10 đã khắc phục được phần nào sự nặng nề, hàn lâm của kiến thức môn học, đồng thời giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhưng vì chương trình trong sách giáo khoa chưa có điểm nhấn, khiến học sinh khó nhớ, dẫn đến học sinh không thích học.
Bên cạnh đó, qua phản ánh của nhiều giáo viên, hiện thiết bị dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng ở các nhà trường còn thiếu, rất khó khăn cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Một số ít giáo viên có tư tưởng chần chừ, ngại đổi mới, năng lực ngoại ngữ, tin học còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Để môn Lịch sử thực sự là một môn học có sức truyền cảm, hấp dẫn người học, theo ý kiến của nhiều người, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu viết sách giáo khoa theo chủ đề để học sinh tìm hiểu, được đánh giá sử liệu, nêu quan điểm về chủ đề lịch sử được đề cập.
Ngoài ra, thực hiện phương pháp dạy học gắn liền với thực tế tạo hứng thú học tập cho học sinh mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống, giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.
Đối với dự kiến phương án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nên có quyết định sớm để các trường bố trí thời gian cho học sinh học tập, ôn thi tốt nghiệp THPT.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng, nếu phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi, môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc, thời gian tới, Sở sẽ có những giải pháp cụ thể, phù hợp để chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý. Trong đó, cần có những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng môn học; phải tạo được những động lực mới để giáo viên lịch sử tâm huyết với nghề, với môn học và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên môn Lịch sử cấp THPT trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất nhà giáo để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới...
-
Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới - Hội Xuân phơi phới” -
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025" -
Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
"Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025": Bữa tiệc âm nhạc cuối tuần rực rỡ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”