Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Làm thế nào để có một ý tưởng startup tốt?
Anh Hoa - 13/09/2017 13:03
 
Ý tưởng tốt là nhằm giải quyết nỗi đau nào của xã hội, nhưng vẫn phải khả thi trong thực hiện, có khả năng tăng trưởng và dòng tiền nhanh
ý tưởng tốt là ý tưởng nhằm giải quyết nỗi đau nào của xã hội, nhưng vẫn phải khả thi trong thực hiện, có khả năng tăng trưởng và dòng tiền nhanh
Không có ý tưởng hay, chỉ có cách làm mới

Chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute khóa 6 vừa khởi động, với hàng chục Founder đến từ nhiều lĩnh vực: thời trang, giao vận, giáo dục, nông nghiệp, y tế, IoT...

Có thể điểm mặt các Founder tiêu biểu như: Tạ Vân Anh (ISOFH đang phục vụ gần 2.000.000 hồ sơ bệnh nhân), Thành Lưu (Page Bold -1 tuần đầu ra mắt đã có doanh thu 35.000 USD), Hoàng Đức Minh (Wake It Up - Forbes 30 under 30 năm 2016), Đặng Xuân Trường ((Hachi - Tốt nghiệp vườn ươm khởi nghiệp MAGIC - Malaysia), Hương Nguyễn (Ferosh - Doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng), Phạm Đức Giám (Perfect Thumb), Nguyễn An Chương (Booking Care - hơn 1.000 lượt booking khám bệnh mỗi tháng), Cao Vương (Unica - hơn 100.000 học viên học các khoá học online)...

Với sự góp mặt của nhiều Mentor và Nhà đầu tư tầm cỡ, họ đã có những chia sẻ khá thú vị xung quanh câu chuyện khiến nhiều bạn trẻ muốn startup của Việt Nam đau đầu.

Với góc nhìn của một nhà đầu tư mát tay đã từng đầu tư hơn 40 thương vụ tại Việt Nam, ông Dũng Nguyễn, Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent, cho rằng ý tưởng hay phải là ý tưởng trước tiên phải giải quyết được nhu cầu thị trường, sau đó là xác định thị trường cho vấn đề mình giải quyết đã đủ lớn chưa, độ lớn ở đây sẽ được xác định bởi dòng tiền thuộc mô hình đó.

Chẳng hạn, như thị trường âm nhạc tại Việt Nam, mặc dù số người dùng là rất lớn, nhưng số người dùng chịu trả tiền lại vô cùng nhỏ, hai ông lớn trong ngành như Nhaccuatui và Zing mp3 cũng chỉ có thể chủ yếu kiếm tiền từ quảng cáo, trong khi các ông lớn thế giới như Soundcloud hay Itunes dù số người dùng chỉ có vài triệu nhưng dòng tiền lại rất đều đặn.

Do đó, ông Dũng cho rằng mọi ý tưởng các bạn khởi nghiệp nghĩ ra trên thế giới thực chất đều đã có rồi. “Không có ý tưởng hay, chỉ có cách làm mới”, ông Dũng khẳng định.

Nhưng không phải ý tưởng nào đưa về Đông Nam Á cũng thành công, và cũng có những mô hình chỉ có thể phát triển tại khu vực này. Điển hình như Claim Di - Startup Thái Lan đã gọi vốn 2 triệu USD từ ứng dụng bảo hiểm xe hơi. Và đôi khi, để khởi nghiệp thành công còn dựa vào sự may rủi và thời điểm. Vì thế, trước khi thực hiện hóa ý tưởng, Founder nên xem lại động lực của mình khởi nghiệp vì lý do gì; xem xét mô hình đã có ai làm chưa, nếu thị trường đã có ông lớn thì liệu mình có làm nổi không; và ý tưởng có khả năng thực hiện hóa không (các yếu tố công nghệ, nguồn lực…).

Còn theo ông Trần Việt Đức, General Partner của IDG Việt Nam, ý tưởng tốt là ý tưởng nhằm giải quyết nỗi đau nào của xã hội, nhưng vẫn phải khả thi trong thực hiện, có khả năng tăng trưởng và dòng tiền nhanh. Theo ông, các Founder khi thực hiện ý tưởng nên tập trung vào giá trị cốt lõi, phải có bí quyết riêng, nếu không rất dễ bị sao chép.

"Các mô hình khởi nghiệp thường mất từ 7-10 năm để chứng minh được giá trị, vì thế các Founder nên nhìn vào thị trường lớn, nếu thị trường dưới 50 triệu USD thì không nên làm", ông Đức nhấn mạnh.

Từ góc nhìn khác, theo anh Đỗ Tuấn Anh, CEO & Founder Appota, yếu tố chính của khởi nghiệp là con người, và Founder tốt là người phải có tài xoay xở, có tư duy giải quyết vấn đề, có tầm nhìn khởi nghiệp rõ ràng, và cực kỳ tham vọng. Anh cũng chia sẻ cuộc đời khởi nghiệp cực kỳ cay đắng, có những lúc vô cùng cô đơn nhưng không thể chia sẻ, các Founder nên lường trước điều này.

CEO Nhaccuatui.com: "Nghèo là một lợi thế"
Theo ông Nhan Thế Luân, CEO Nhaccuatui.com, nghèo khiến cho ta phải tìm mọi cách cải tiến sản phẩm, tận dụng triệt để những gì sẵn có và nghĩ ra...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư