-
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác
Bukchon Hanok từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn với lượng du khách lên đến hàng nghìn người mỗi ngày. Để bảo vệ di sản văn hóa và cuộc sống cư dân, chính quyền Seoul đã công bố các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.
Một con phố ở làng cổ Bukchon Hanok. Ảnh: Getty |
Theo đó, từ 17h chiều đến 10h sáng hôm sau, khu vực này sẽ bị cấm cửa đối với du khách. Xe buýt du lịch cũng bị hạn chế hoạt động nhằm giảm lưu lượng giao thông.
3 khu vực trong làng được mã hóa bằng màu sắc - đỏ, cam và vàng - sẽ giúp chính quyền dễ dàng quản lý và giám sát lượng khách tại những khu vực đông đúc nhất. Những ai vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
Dự kiến, các biện pháp này sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 10 năm nay.
Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, khoảng 6,6 triệu du khách đã đến thăm Bukchon vào năm 2023. Lượng khách quá đông đã gây ra nhiều mâu thuẫn với người dân địa phương, từ tiếng ồn, rác thải đến việc xâm phạm quyền riêng tư.
Bukchon Hanok nằm tại quận Jongno, gần những di tích văn hóa quan trọng như đền thờ tổ tiên hoàng gia Jongmyo và các cung điện lớn Gyeongbokgung, Changdeokgung.
Ngôi làng từng là nơi ở của quan lại và quý tộc thời Joseon, hiện nay là nơi sinh sống của khoảng 6.000 cư dân cùng các doanh nghiệp, nhà trọ, cửa hàng thủ công mỹ nghệ và quán cà phê.
Năm 2018, chính quyền Seoul từng thử nghiệm các biện pháp hạn chế khách du lịch sau khi cư dân phàn nàn về tình trạng du lịch quá tải và thiếu tôn trọng. Thời điểm đó, đã có đề xuất giới hạn giờ tham quan và đóng cửa ngôi làng vào Chủ nhật.
Không chỉ Seoul, nhiều thành phố khác trên thế giới cũng đang đối mặt với tình trạng du lịch quá tải. Barcelona từng chứng kiến các cuộc biểu tình phản đối du lịch ồ ạt, còn Venice của Italy áp dụng phí thử nghiệm để giới hạn du khách. Nhật Bản cũng gặp vấn đề tương tự kể từ khi mở cửa trở lại sau đại dịch, với tình trạng tắc nghẽn và rác thải tại các điểm du lịch nổi tiếng như núi Phú Sĩ và quận Gion ở Kyoto.
-
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
-
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Nga đóng van đường ống qua ngả Ukraine, giá khí đốt tại châu Âu chạm đỉnh 14 tháng -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác