
-
Việt Nam tăng nhập khẩu sữa từ New Zealand, Australia
-
Chặn gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu
-
Hà Nội kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4, sức mua dự kiến tăng vọt
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom
-
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5 -
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025
![]() | ||
Trẻ em miền núi thiếu thực phẩm do sự lãng phí thức ăn ở các thành phố |
Ồng Achim Steiner – Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, hiện tại, cứ 7 người trên thế giới thì có 1 người thường xuyên bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ông Achim Steiner, là do tình trạng lãng phí thực phẩm tại các nước trung bình và các nước phát triển. Tình trạng này còn kéo theo sự ô nhiễm môi trường trầm trọng trên mức độ toàn cầu do tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sa mạc hóa đất đai, ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính có nguyên nhân từ quá trình sản xuất nông nghiệp.
Theo thống kê của UNEP, có khoảng 1/3 lượng thực phẩm sản xuất trên thế giới (tương đương 1,3 tỷ tấn) bị mất mát hoặc lãng phí hàn năm. Tổng lượng thực phẩm này tương đương với hơn 1 nửa sản lượng ngũ cốc của thế giới (2,3 tỷ tấn) trong niên vụ 2009 – 2010.
Các quốc gia phát triển và đang phát triển, lượng thực phẩm bị mất mát tương ứng với 670 và 630 triệu tấn, ước tính thiệt hại lần lượt là 680 và 630 tỷ USD. Khoảng 300 triệu tấn thức ăn bị nhà sản xuất, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng vứt bỏ hàng năm vẫn có thể sử dụng được. Riêng số thức ăn bị vứt bỏ này đủ để nuôi sống 870 triệu người đói trên toàn thế giới.
Trước tình trạng đó, UNEP đã lựa chọn chủ đề “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” cho ngày “Môi trường thế giới” (ngày 5/6) năm nay. Theo đó, “tiết kiệm thực phẩm không chỉ đơn giản là tiết kiệm tiền bạc mà hành vi tiêu dùng của bạn còn quyết định việc cứu sống hoặc giết chết một người khác ở đâu đó quanh bạn”, ông Achim Steiner khuyến cáo.
Nhân ngày “Môi trường thế giới” năm nay, nhiều hoạt động truyền thông về tiết kiệm thực phẩm, bảo vệ môi trường được triển khai tại Việt Nam. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng. Trong đó, nhấn mạnh việc truyền thông hướng dẫn tiết kiệm, tránh lãng phí thực phẩm tới cán bộ, công nhân viên tại các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, đặc biệt là tại các nhà hàng, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại và khu du lịch...
Quang Hưng
-
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5 -
Đưa cà phê Việt tiến sâu vào thị trường tỷ dân -
Trải nghiệm đặc quyền tinh hoa cùng thẻ SASCO Airport Lounge Privilege -
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025 -
Xăng RON95 tăng giá nhưng vẫn dưới ngưỡng 20.000 đồng/lít -
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm -
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế