
-
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt
-
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản
-
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan”
Cổ phiếu D17 của Công ty cổ phần Đồng Tân vừa trải qua đợt biến động mạnh với chuỗi tăng trần 10 phiên liên tục, đưa thị giá từ vùng 22.000 đồng lên 107.800 đồng. Với mức này, cổ phiếu của D17 xếp thứ 12 về thị giá cao nhất sàn UPCoM. Điều đáng nói là khối lượng khớp lệnh trong những phiên tăng này chỉ dao động 100-184 cổ phiếu, tức chỉ tương đương vài lệnh trao tay thành công.
Tuy nhiên, trong văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới đây, ông Lâm Bá Tòng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đồng Tân – nói rằng “giá cổ phiếu D17 nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư dẫn đến nhu cầu trên thị trường chứng khoán tăng cao. Ông Tòng khẳng định các quyết định giao dịch của nhà đầu tư đối với cổ phiếu D17 nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường.
Sau chuỗi tăng 10 phiên kéo dài từ 17/1 đến 30/1, D17 trở lại trạng thái “bất động” trong phiên 31/1 khi giá đứng yên ở mốc 107.800 đồng trong suốt phiên giao dịch và không có cổ phiếu nào khớp lệnh thành công. Tính theo mức giá này, vốn hoá thị trường của công ty vào khoảng 567 tỷ đồng.
D17 mới chính thức giao dịch hơn 5,25 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM từ ngày 8/1 với giá tham chiếu 22.000 đồng.
Theo bản công bố thông tin, Công ty cổ phần Đồng Tân được thành lập năm 1993, sau đó đến 2017 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Từ 2017 đến nay, công ty chưa thực hiện tăng vốn điều lệ và vẫn đang giữ nguyên ở mức 52,59 tỷ đồng. Công ty đặt trụ sở kinh doanh tại TP Biên Hoà, Đồng Nai. Công ty có 3 cổ đông lớn nắm tổng cộng 4,69 triệu cổ phiếu, tương ứng 89,3% vốn điều lệ. Ngành nghề kinh doanh chính là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
Công ty có doanh thu năm 2021 đạt 94 tỷ đồng và lãi gộp 44 tỷ đồng. Năm 2022, doanh thu và lãi gộp lần lượt đạt 116 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Theo số liệu cập nhật gần nhất, 6 tháng đầu năm 2023, công ty thu 35 tỷ đồng và lãi gộp 18 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, công ty lãi sau thuế 11 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.
Tổng tài sản tính đến cuối tháng 6/2023 là 176 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 115 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 19 tỷ đồng. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là 21.966 đồng.
-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản -
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan” -
Chính sách tài khóa năm 2025: Tiếp tục tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế -
Thị trường chứng khoán biến động: Giữ tiền, bắt đáy hay chờ thời? -
ĐHCĐ F88: Mục tiêu lợi nhuận tăng 50%, lên sàn UPCoM quý III/2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách