
-
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
-
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà”
-
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước
-
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk làm tổ trưởng tổ phối hợp liên tỉnh về sáp nhập Đắk Lắk - Phú Yên -
Đà Nẵng thống nhất sắp xếp còn 19 đơn vị hành chính cấp xã
![]() |
Lãnh đạo EVN cho biết, việc cung cấp điện ở Hà Nội có thể sẽ thiếu vì không đảm bảo được các nguồn dây truyền tải cho khu vực này |
Theo EVN, trong tháng 4, hệ thống điện được vận hành ổn định, an toàn, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân.
Tập đoàn tiếp tục khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than và tua bin khí; các nguồn thủy điện khai thác theo kế hoạch điều tiết nước cho mùa khô, đáp ứng yêu cầu cấp nước hạ du; mua điện Trung Quốc ở mức hợp lý theo điều kiện tải khu vực và chất lượng điện áp.
Cụ thể, lượng điện sản xuất trong tháng 4 năm 2015 ước đạt 12,87 tỷ kWh, tăng 11,1% so với cùng kỳ, trong đó, điện cấp cho công nghiệp xây dựng tăng 2,2%, điện cấp cho thương nghiệp và khách sạn nhà hàng tăng 14,6%, điện dùng cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 13,1%, điện cấp cho nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 27,47% so với cùng kỳ.
Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2015, điện sản xuất ước đạt 47,3 tỷ kWh, tăng 12,1% so với cùng kỳ.
Nói về tình hình cung ứng điện cho từng khu vực, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, hiện nay mực nước dự trữ đang cạn kiệt, vì vậy việc chống hạn ở miền Trung là bức thiết hơn bao giờ hết. EVN đã làm việc với các tỉnh về vấn đề này.
Bên cạnh đó, đối với các nguồn cung cấp điện cho miền Nam, Tập đoàn cũng đã có nhiều cuộc họp bàn để có hướng giải quyết tốt nhất. Bằng các giải pháp được triển khai, lượng điện cung cấp cho miền Nam sẽ được đảm bảo an toàn và đầy đủ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo đối với việc cung cấp điện trên địa bàn Hà Nội đó là do công tác giải phóng đền bù rất khó khăn, chính vì thế việc cung cấp điện ở Hà Nội có thể sẽ thiếu vì không đảm bảo được các nguồn dây truyền tải cho khu vực này.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, tổn thất của toàn hệ thống phải giảm xuống 8%. Ông Nguyễn Tài Anh cho hay, EVN đang tập trung vào các giải pháp để có thể thực hiện được chỉ tiêu này. Tổn thất của toàn bộ hệ thống trong năm 2014 là 8,45%, nếu giảm được 0,45% là một thành công rất lớn đối với ngành.
Trước đó, kể từ 16/3/2015, giá bán lẻ điện bình quân của cả nước tăng lên là 1.622,05 đồng/kW/h (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tăng 7,5% so với giá bán lẻ điện bình quân trước ngày 16/3 là 1.508,85 đồng/KWh.

-
Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk làm tổ trưởng tổ phối hợp liên tỉnh về sáp nhập Đắk Lắk - Phú Yên -
Đà Nẵng thống nhất sắp xếp còn 19 đơn vị hành chính cấp xã -
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo thực hiện cải cách tiền lương -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân không phải lên tỉnh giải quyết thủ tục hành chính -
Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về tài sản mã hóa -
Tiếp tục đề xuất cho Hải Phòng được lập khu thương mại tự do -
Hà Nội đẩy nhanh vận hành tổ chức bộ máy mới của cơ quan thuế các cấp
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép