
-
Khẩn trương triển khai các dự án phục vụ APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
![]() |
Ảnh minh họa. (nguồn: AI). |
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 969/QĐ - TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, đoạn Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên.
Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, đoạn Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên do Bộ trưởng Bộ Tài chính là Chủ tịch, Phó chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Các thành viên của Hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ: Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: TP.HCM, Bình Dương.
Bộ Tài chính là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, đoạn Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên.
Quyết định số 969 nêu rõ, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, các ủy viên Hội đồng, cơ quan thường trực Hội đồng được thực hiện tương ứng theo quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
Các thành viên có tránh nhiệm tham gia ý kiến đúng thời hạn theo đề nghị của Cơ quan thường trực Hội đồng, trường hợp quá hạn chưa trả lời thì coi là thống nhất với nội dung lấy ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không trả lời đúng hạn.
Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện Báo cáo thẩm định theo quy định, trong đó khẳng định rõ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đủ điều kiện để Chính phủ thông qua, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương đã có Tờ trình 2299/Tr- UBND kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, đoạn Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên.
Dự án có điểm đầu tại Ga S1 (trung tâm Thành phố mới) thuộc phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; điểm cuối tại ga Bến xe Suối Tiên (tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM) thuộc phường Bình Thắng, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Chiều dài tuyến chính dự kiến là 29,01 km (chưa đầu tư đoạn nối đề-pô và đoạn nối 3,42 km) đi qua 4 thành phố của tỉnh Bình Dương là Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.
Theo định hướng Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tuyến đi trên cao từ ga trung tâm Thành phố mới Bình Dương (kết nối với ga Bình Dương của tuyến đường sắt quốc gia TP.HCM - Lộc Ninh), theo đường Hùng Vương đến giao với đường ĐX.01.
Từ đây, tuyến đi theo đường ĐX.01 đến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, qua nút giao Bình Chuẩn đi song song với đường sắt TP.HCM - Lộc Ninh, Trảng Bom - Hòa Hưng đến ga Suối Tiên.
Tuyến kết nối Thành phố mới trung tâm tỉnh, Thuận An, Dĩ An với khu du lịch Suối Tiên, đồng thời cùng tuyến metro số 1 (Suối Tiên - Bến Thành) của TP.HCM tạo thành tuyến đường sắt đô thị của Vùng (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên - Bến Thành).
Về tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu, tuyến đường sắt đô thị số 1, Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên là tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa; tốc độ thiết kế 120 km/h. Tuyến có đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán (EMU) với 19 ga, có cự ly cách nhau 1,7 km.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 56.301 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 6.679 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 20.265 tỷ đồng; chi phí thiết bị là 15.287 tỷ đồng; chi phí quản lý, tư vấn, chi phí khác là 5.333 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 8.737 tỷ đồng.
Để chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị nguồn vốn cho Dự án gồm ngân sách nhà nước từ Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó ngân sách tỉnh là 21.654 tỷ (39%); TOD là 23.387 tỷ (41%) và Trung ương hỗ trợ là 11.260 tỷ (20%).
UBND tỉnh Bình Dương dự kiến lập và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án trong quý II/2025; lập phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ quý II/2025 - quý II/2026; lựa chọn nhà thầu EPC từ quý III/2026 - quý I/2027; giải phóng mặt bằng quý II/2027 - quý II/2028; khởi công và xây dựng công trình từ quý II/2027 đến năm 2031.

-
Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất -
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu