-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Bình Phước cần thực hiện quy hoạch nhanh hơn, bền vững hơn -
Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 doanh nghiệp tổng vốn 628,7 triệu USD -
Động thổ cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Phước -
Tập đoàn Haohua khánh thành nhà máy sản xuất lốp ô tô 500 triệu USD tại Bình Phước -
Đóng điện hòa lưới thành công tổ máy số 2 Nhà máy thuỷ điện Yaly mở rộng -
Kinh tế - xã hội Đồng Tháp đạt nhiều kết quả khởi sắc
Việc phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. |
Mất 7 - 10 năm để làm xong dự án điện khí
Theo ước tính của Bộ Công thương, cần khoảng 7,5 năm kể từ khi giao chủ đầu tư mới đi tới bước vận hành thương mại ở dự án điện khí. Trước đó, việc chọn nhà đầu tư phát triển dự án do UBND tỉnh thực hiện cũng được cho là cần từ 1 đến 3 năm.
Với thực tế này, việc triển khai các dự án điện khí hiện nay với mục tiêu đi vào vận hành trước năm 2030 là không nhiều, chỉ khoảng hơn 6.000 MW, gồm trung tâm điện lực Ô Môn, Nhơn Trách 3&4 và Hiệp Phước.
Các dự án còn lại chỉ có thể vào vận hành đến năm 2030 khi có điều kiện kèm theo là đàm phán xong Hợp đồng mua bán điện (PPA) và thu xếp vay vốn trước năm 2027.
Trên thực tế, các dự án điện khí đang phải đối mặt với thách thức như tỷ lệ cam kết bao tiêu điện tối thiểu, cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện, cơ chế mua LNG dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế và các vấn đề khác.
Liên quan đến “tỷ lệ cam kết bao tiêu điện tối thiểu” mà các nhà đầu tư dự án điện khí cho là rất cần thiết với mức mong muốn là 80-90% nhằm đảm bảo dòng tiền thu được để trả nợ vay đầu tư và có lợi nhuận nhất định, Bộ Công thương cho rằng, thị trường điện cạnh tranh đã đi vào vận hành từ ngày 1/7/2012, việc lập lịch huy động các nhà máy hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc của thị trường từ giá chào thấp tới cao, tới khi đáp ứng được nhu cầu của hệ thống điện quốc gia và các ràng buộc về mặt kỹ thuật của hệ thống.
Theo tính toán của Bộ Công thương, thời gian để hoàn thành lập, phê duyệt Hồ sơ Báo cáo khả thi và các văn bản pháp lý cần thiết cho dự án điện khí LNG mất cỡ 2-3 năm. Mất từ 2 đến 4 năm cho đàm phán PPA và thu xếp vốn vay với sự tuỳ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và tài chính của nhà đầu tư.
Thời gian xây dựng đưa vào vận hành một nhà máy công suất khoảng 1.500 MW được cho là 3,5 năm.
Dù thực tế đã có Nhà máy Điện An Khánh được ký PPA với Tỷ lệ sản lượng hợp đồng (Qc) bằng 90% sản lượng điện bình quân nhiều năm của dự án trong thời gian 10 năm như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Bộ Công thương cũng cho hay, căn cứ quy định hiện hành sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN và các chủ đầu tư dự án điện khí thực hiện đàm phán, thỏa thuận sản lượng điện hợp đồng và bổ sung vào PPA.
Đây có lẽ là bởi Bộ Công thương cũng rất hiểu nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thỏa thuận, cam kết sản lượng điện hợp đồng dài hạn với các chủ đầu tư dự án điện khí thì có thể xảy ra tình huống, có thời điểm sản lượng Qc mà EVN cam kết mua từ nhiều nhà máy điện sẽ bị vượt quá so với nhu cầu thực tế. Tức là khi đó nhà máy dù không phát điện, nhưng EVN vẫn phải trả tiền điện và ảnh hưởng tới cân đối tài chính của EVN.
Tuy nhiên, riêng với chuỗi dự án khí điện như Lô B, Cá Voi Xanh, khi triển khai sẽ đem lại hiệu quả, đóng góp vào ngân sách nên Bộ Công thương đã kiến nghị, giao các bộ liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho EVN, PVN trong triển khai đồng bộ chuỗi dự án khí điện, không tạo sức ép lên giá điện và gánh nặng cho EVN.
Để đáp ứng yêu cầu của cơ cấu tài trợ dự án quốc tế, cũng như duy trì ổn định và đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu cho dự án vận hành, các chủ đầu tư dự án điện khí đã đề nghị được bảo đảm chuyển ngang cơ chế mua bao tiêu nhiên liệu vào PPA với EVN.
Theo đó, EVN cần cam kết mua điện ở mức đủ để công ty dự án mua nhiên liệu ở mức đáp ứng nghĩa vụ mua bao tiêu nhiên liệu dài hạn. Nếu EVN không thực hiện đúng cam kết mua điện mà lỗi không phải ở công ty dự án thì EVN vẫn phải thanh toán khoản tiền tương đương để công ty dự án thanh toán cho nghĩa vụ mua bao tiêu theo hợp đồng cung cấp nhiên liệu.
Song, Bộ Công thương cũng cho hay, chỉ có các dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là được áp dụng cơ chế bao tiêu theo Luật PPP, còn các dự án triển khai theo hình thức IPP (nhà máy điện độc lập) chưa có quy định rõ ràng việc này.
Hiện chỉ có dự án điện khí Lô B, Cá Voi Xanh và điện LNG Nhơn Trạch 3&4 được đồng ý về nguyên tắc chuyển ngang giá khí sang giá điện. Nhưng chuyện bao tiêu sản lượng điện, sản lượng khí của Dự án LNG Nhơn Trạch 3&4 cũng được Chính phủ có ý kiến rằng “đây là thỏa thuận sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp”.
Với câu chuyện luật điều chỉnh PPA, trong khi một số nhà đầu tư nước ngoài mong muốn dùng luật Anh hoặc Singapore, thì Bộ Công thương cho rằng, các nội dung phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
Về việc bảo lãnh nghĩa vụ của EVN với PPA, theo Bộ Công thương, đây là hợp đồng thương mại đơn thuần giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp, nên việc thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, còn Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Cũng bởi các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch Điện VIII không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hay Chính phủ, nên Bộ Công thương cũng cho rằng, đề nghị Nhà nước bảo lãnh tỷ giá hối đoái cho nhà đầu tư là không có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Với đề xuất bảo lãnh dự án đấu nối và đường dây truyền tải, Bộ Công thương cho là nhà đầu tư cần thỏa thuận trong quá trình đàm phán hợp đồng giữa đơn vị phát điện và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia/EVN. Còn Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ không chịu trách nhiệm về các rủi ro liên quan đến tiến độ dự án đấu nối truyền tải và các sự cố lưới điện và truyền tải.
Điện gió ngoài khơi có sử dụng đất không?
Theo Bộ Công thương, để có thể triển khai dự án điện gió ngoài khơi trong thời gian tới, cần rà soát các bất cập, vướng mắc và điều chỉnh những nội dung quy định trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch Tổng thể quốc gia.
Cụ thể, để lập được Báo cáo dự án thì cần có kết quả khảo sát xây dựng và với điện gió ngoài khơi thì các thông số khí tượng, thủy văn, địa chất là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện giờ chưa xác định việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng lượng gió trên biển có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo hay không.
Tiếp theo là vấn đề “dự án điện gió ngoài khơi có được xác định là dự án có sử dụng đất hay không”.
Theo lập luận của Bộ Công thương, Luật Đầu tư không có định nghĩa cụ thể dự án nào được xác định là “dự án có sử dụng đất”. Trong khi đó, Luật Đất đai hiện hành không có định nghĩa “đất” nói chung, mà chỉ quy định về “đất có mặt nước”, nhưng lại không biết có gồm đất dưới mặt nước biển hay không. Còn lòng đất dưới đáy biển thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Biển Việt Nam và việc khai thác sử dụng tài nguyên biển phải tuân thủ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, mà không phải là Luật Đất đai. Nhưng bản thân tài nguyên biển được liệt kê lại không có gió ngoài khơi, nên cũng chưa xác định có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo hay không.
Bộ Công thương cho rằng, điện gió ngoài khơi không được coi là dự án có sử dụng đất, nên có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2023 và có thể không thuộc các trường hợp chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng phát hiện rằng, chưa có quy định rõ dự án điện gió ngoài khơi thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay UNND cấp tỉnh.
Đối với quy định điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong dự án điện gió ngoài khơi, Bộ Công thương cũng phát hiện ra là chưa được đăng tải công khai.
Cũng bởi đến nay, Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia chưa được phê duyệt, nên tên, địa điểm, quy mô công suất, phương án đấu nối các dự án điện gió ngoài khơi chưa được xác định, chưa có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến khảo sát, đo đạc, điều tra, đánh giá tác động làm cơ sở lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trong khi dự án điện gió ngoài khơi cần 6-8 năm triển khai kể từ lúc khảo sát và suất đầu tư lên tới 2-3 tỷ USD cho 1.000 MW, mà các quy định pháp luật chưa rõ ràng như nói trên, có thể thấy mục tiêu đưa vào vận hành năm 2030 vài ngàn MW là đầy thách thức.
Chính vì vậy, Bộ Công thương đề xuất thành lập Tổ công tác liên ngành của Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện. Theo đó, Tổ công tác sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách và các vấn đề cấp bách, quan trọng, đồng thời đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo đồng bộ, khả thi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
-
Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 doanh nghiệp tổng vốn 628,7 triệu USD -
Động thổ cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Phước -
Tập đoàn Haohua khánh thành nhà máy sản xuất lốp ô tô 500 triệu USD tại Bình Phước -
Đóng điện hòa lưới thành công tổ máy số 2 Nhà máy thuỷ điện Yaly mở rộng
-
Kinh tế - xã hội Đồng Tháp đạt nhiều kết quả khởi sắc -
Ninh Thuận sẽ có sân golf rộng hơn 58 ha, bến du thuyền gần cầu An Đông -
Thừa Thiên Huế thu hút FDI hơn 40 triệu USD trong năm 2024 -
Xây cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 7.962 tỷ đồng; Chấp thuận đầu tư khu đô thị 12.000 tỷ đồng -
Đà Nẵng tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng ra khỏi 13 dự án nhóm B lĩnh vực giao thông -
Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư hạ tầng dự án Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 3 -
Quảng Ngãi lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia
-
1 Xây cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 7.962 tỷ đồng; Chấp thuận đầu tư khu đô thị 12.000 tỷ đồng -
2 T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án lớn nhất Đông Nam Á -
3 VN-Index có khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm trong tháng 12/2024 -
4 Thống đốc: Tái cơ cấu ngân hàng đang ở giai đoạn chưa từng có tiền lệ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị