
-
Tổng thống Donald Trump tạm dừng thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
-
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
-
TP.HCM thống nhất để Sở Xây dựng tham mưu thủ tục đầu tư dự án nhà ở
-
Tây Ban Nha muốn tham gia vào các dự án hạ tầng, đường sắt của Việt Nam
-
Ban hành quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật -
Kết nối Đà Nẵng và các nước ASEAN thông qua diễn đàn “Gặp gỡ ASEAN năm 2025”
![]() |
Ký kết bàn giao công trình phục dựng Nhà làm việc Bộ Ngoại giao của Di tích trụ sở Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam. |
Tham dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn Phòng Trung ương Nguyễn Văn Nên cùng các lãnh đạo trung ương và địa phương.
Năm 1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Để phục vụ cho hoạt động ngoại giao, tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến tới thắng lợi hoàn toàn, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam (CMLTCHMN) Việt Nam quyết định chọn vùng đất thuộc thôn Tân Hòa, nay là thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ đặt trụ sở làm việc. Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời được khởi công từ ngày 6/5/1973 đến ngày 30/5/1973 hoàn thành. Toàn bộ nguyên vật liệu do nhân dân miền Bắc đóng góp.
Khu trụ sở được chia thành hai dãy nhà A và B. Nhà A là nơi làm việc của Chính phủ, trong đó có nhà làm việc Bộ Ngoại giao, nhà khách, nơi trình quốc thư của các đại sứ. Nhà B là nơi làm việc của các nhân viên, phóng viên báo chí. Đến ngày 6/6/1973, Chính phủ cách mạng lâm thời đã làm lễ ra mắt nhân dân trong buổi mít tinh trọng thể. Đại biểu của 19 nước anh em, bạn bè khắp năm châu đã tới dự, đại sứ của các nước đã trình quốc thư. Di tích này được xếp hạng quốc gia vào năm 1991.
Khu Chính phủ này hoạt động từ tháng 6/1973 - 5/1975. Vào năm 1985, một cơn bão mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Trị đã khiến các ngôi nhà làm việc trong khu di tích bị đổ sập hoàn toàn. Tháng 3/2019, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam; Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông khởi công phục dựng lại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao của Di tích Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Nên trao một số kỷ vật của bà Nguyễn Thị Bình đã sử dụng ở Hội nghị Paris năm 1973 cho tỉnh Quảng Trị. |
Tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên đã trao cho tỉnh Quảng Trị một số kỷ vật của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Kỷ niệm chương Hội nghị Paris, một số hình ảnh lịch sử, chiếc túi xách, cặp kính đeo mắt làm việc và 2 chiếc khăn mà bà đã dùng ở Hội nghị Paris năm 1973.
Ông Nguyễn Văn Nên cũng trao tặng 50 suất học bổng của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho các học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Cam Lộ; trao bằng khen của Chủ tịch Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam cho các đơn vị, cá nhân có đóng góp tích cực vào phục dựng nhà làm việc Bộ Ngoại giao.
Dip này, các đại biểu đã trồng cây lưu niệm tại Nhà làm việc Bộ ngoại giao của Di tích trụ sở Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam.

-
Ban hành quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật -
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền về tinh gọn bộ máy, tổ chức chính quyền hai cấp -
Kết nối Đà Nẵng và các nước ASEAN thông qua diễn đàn “Gặp gỡ ASEAN năm 2025” -
Ban hành quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến sửa đổi Hiến pháp -
Việt Nam và Tây Ban Nha phấn đấu đưa kim ngạch thương mại vượt 8 tỷ USD -
Đề nghị Tập đoàn Marvell mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên