Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Lễ trao giải thưởng KOVA 2017: Vinh danh công trình khoa học có tính ứng dụng cao
Hải Yến - 02/12/2017 17:23
 
Ngày 2/12, Lễ trao Giải thưởng KOVA lần thứ 15 do Tập đoàn Sơn KOVA tổ chức đã diễn ra tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (Hà Nội).
Với quy mô xét giải trên cả nước, Giải thưởng KOVA gồm 4 hạng mục chính ở nhiều lĩnh vực, giải có giá trị cao nhất lên đến 50 triệu đồng.
Với quy mô xét giải trên cả nước, Giải thưởng KOVA 2017 gồm 4 hạng mục chính ở nhiều lĩnh vực, trong đó, giải thưởng  có giá trị cao nhất lên đến 50 triệu đồng, và 118 suất Học bổng cho các học sinh, sinh viên giàu nghị lực...

Với quy mô xét giải trên cả nước, Giải thưởng KOVA gồm 4 hạng mục chính ở nhiều lĩnh vực, giải thưởng có giá trị cao nhất  lên đến 50 triệu đồng.

Năm nay, Giải thưởng KOVA lần thứ 15 vinh danh đóng góp của 2 công trình khoa học ứng dụng (hạng mục Kiến tạo); 8 tấm gương với những việc làm tốt đẹp, nhân văn (hạng mục Sống đẹp) cùng 7 sinh viên xuất sắc có thành tích nghiên cứu khoa học (hạng mục Triển vọng).

Ngoài ra, Ủy ban Giải thưởng KOVA còn trao 118 suất Học bổng (mỗi suất trị giá 8 triệu) cho các em sinh viên giàu nghị lực đến từ 41 trường đại học công lập trên cả nước. Các em có hoàn cảnh gia đình nghèo khó và đặc biệt (như mồ côi, bố mẹ bệnh tật, khuyết tật,…) nhưng vẫn vươn lên học giỏi.

Đối với hạng mục giải thưởng Kiến tạo, Giải thưởng KOVA đã trao cho 2 tập thể (50 triệu đồng/giải) với những sáng kiến, nghiên cứu khoa học ứng dụng mang lại hiệu quả cho cộng đồng. Và đặc biệt, cả hai công trình đạt giải năm nay đều thuộc lĩnh vực y học.

Giải Tập thể Kiến tạo đầu tiên được trao cho PGS. TS. Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen Dị ứng Miễn dịch lâm sàng TP.HCM cùng 22 cộng sự với “Chương trình xây dựng mạng lưới quản lý Hen và COPD trong cộng đồng trên cả nước để giảm nhập viện do đợt cấp từ năm 2000 đến nay”.

Năm 2000, PGS.TS Tuyết Lan cùng Đại học Y Dược TP.HCM đã thành lập Mạng lưới quản lý hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong cộng đồng (gọi tắt là mạng lưới ACOCU), giúp bệnh nhân không phải cấp cứu nhập viện vì những đợt kịch phát, nhiều bệnh nhân được cứu sống, không rơi vào đói nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội.

Sau 17 năm thành lập, mạng lưới đã mở rộng ra đến 161 đơn vị ACOCU của 45 tỉnh thành trên cả nước, tổ chức hàng chục lớp Quản lý Hen và COPD cho gần 1.200 BS, 600 điều dưỡng,... Mô hình cũng đã được giới thiệu rộng rãi cho các nước trong khu vực.

Giải Kiến tạo tập thể thứ 2  vinh danh đóng góp của PGS. TS. BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang - Trưởng khoa Sản bệnh, BV Hùng vương TP.HCM cùng tập thể Bệnh viện với công trình: “Khởi phát chuyển dạ bằng bóng đôi Foley cải tiến”.

Bệnh viện Hùng Vương đã sáng kiến, tạo ra một phương pháp mới giúp Khởi phát chuyển dạ cho thai phụ đạt hiệu quả cao, với giá thành rẻ hàng chục lần so với phương pháp ngoại (chỉ khoảng 50 nghìn đồng/ sản phầm, so với bóng đôi do Úc sản xuất giá 3 triệu/ 1 sản phẩm).

Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam, được Bộ Y tế công nhận là phương pháp mới trong chuyên ngành Sản khoa, giúp giảm tỷ lệ mổ sinh hiện nay, giải quyết các tình huống đặc biệt như: khởi phát chuyển dạ trên các trường hợp có vết mổ cũ mổ sinh, thai dị tật nặng

Năm 2002, Uỷ ban Giải thưởng KOVA được thành lập căn cứ công văn số 2238/VPCP ngày 29/4/2002 của Văn phòng Chính phủ do Bà Nguyễn Thị Bình – Nguyên Phó Chủ tịch nước làm Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA và PGS.TS Nguyễn Thị Hòe – Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA làm Giám đốc Quỹ giải thưởng KOVA.

Năm nay là năm thứ 15 Giải thưởng KOVA được trao tặng tới tay những tập thể, cá nhân xứng đáng. 15 năm qua, Giải thưởng KOVA đã trao cho hàng ngàn cá nhân và tập thể trên khắp cả nước với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng, góp phần to lớn vào việc ươm mầm tài năng cho đất nước.

KOVA giới thiệu công nghệ sơn Nano từ vỏ trấu
Tập đoàn Sơn KOVA chính thức giới thiệu sản phấm sơn Nano làm từ vỏ trấu tại Hội thảo quốc tế “Công nghệ sơn Nano từ vỏ trấu” sáng nay,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư