-
Bạc Liêu: Tăng tốc về đích hoàn thành kế hoạch năm 2024 -
Đề xuất lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Doanh nghiệp TP.HCM và miền Trung xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại -
Việt Nam vẫn là điểm thu hút lớn với dòng vốn FDI -
Thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn tiếp theo dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra
Trung tâm điều hành cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của VIDIFI, nơi giám sát hoạt động các phương tiện trên tuyến. |
Bộ GTVT vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tại các tuyến đường bộ cao tốc do bộ này quản lý giai đoạn đến 2025.
Theo đó, đối với các trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến đã được phê duyệt tại các dự án đường bộ cao tốc trước thời điểm Nghị định số 25/2023/NĐ-CP ngày 19/5/2023 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tcó hiệu lực, Bộ GTVT sẽ triển khai ngay các thủ tục đầu tư, tổ chức đấu thầu, xây dựng hệ thống giao thông thông minh và trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến.
Cụ thể, 6 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã được đưa vào khai thác sẽ triển khai 4 trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến từ năm 2024 gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45 (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Mai Sơn - Quốc lộ 45); Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Nghi Sơn - Diễn Châu); Vĩnh Hảo - Phan Thiết (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Phan Thiết - Dầu Giây (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án).
Đối với 18 tuyến cao tốc đang đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến bắt đầu từ 2024.
Trong số này có 12 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Hàm Nghi - Vũng Áng); Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Bùng - Vạn Ninh); Vạn Ninh - Cam Lộ (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Hoài Nhơn - Quy Nhơn (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong (dự kiến bố trí trong phạm vi đoạn tuyến Quy Nhơn - Chí Thạnh); Vân Phong - Nha Trang (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau (dự kiến bố trí trong phạm vi tuyến Hậu Giang - Cà Mau).
Sáu đoạn tuyến cao tốc khác cũng có lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến bắt đầu từ 2024 gồm: Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Biên Hoà - Vũng Tàu (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Mỹ Thuận - Cần Thơ, gồm cầu Mỹ Thuận 2 và cầu Cần Thơ 2 (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án); Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Tuý Loan (dự kiến bố trí chung 1 trung tâm); Dầu Giây - Tân Phú (dự kiến bố trí trong phạm vi dự án).
Đối với các đoạn tuyến cao tốc đang chuẩn bị đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng dự án, đảm bảo vận hành đồng bộ khi tuyến đường cao tốc đưa vào khai thác.
Được biết, hệ thống giao thông thông minh (ITS) và trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến là một bộ phận của công trình đường cao tốc, nhằm tối ưu hiệu suất quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, kịp thời, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
Tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành GTVT, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ” đã đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% các tuyến đường bộ cao tốc có triển khai lắp đặt hệ thống ITS; hình thành được các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc Trung ương và địa phương có nhu cầu.
Hiện nay, hệ thống ITS đã được đầu tư tại 11/35 đoạn tuyến cao tốc với 12 trung tâm quản lý điều hành giao thông, hỗ trợ quản lý vận hành 645 km/2.021 km đường bộ cao tốc đang khai thác.
Đối với Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, Bộ GTVT dự kiến đầu tư 7 trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến cho 9 dự án thành phần (đối với 3 dự án thành phần PPP, đầu tư trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến riêng; đối với 6 dự án thành phần đầu tư công, bố trí 4 Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến).
Trong đó, 3 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP đã được triển khai đầu tư Hệ thống giao thông thông minh theo Hợp đồng PPP, đảm bảo đồng bộ trong quá trình quản lý vận hành khai thác; các dự án thành phần đầu tư công đang hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng hệ thống ITS và trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến.
-
Thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn tiếp theo dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra -
Thái Bình: Trao 3 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và động thổ 2 dự án lớn -
Trình lại dự án nâng đời cao tốc Cam Lộ - La Sơn trị giá 6.488 tỷ đồng -
Vinaconex 25 đề xuất nghiên cứu đầu tư Cụm công nghiệp Tây Điện Bàn -
Tiến độ Dự án hoàn thiện đường ven biển của Quảng Nam ra sao? -
Đầu tư 34,7 tỷ đồng rà soát, đánh giá Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành
-
1 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
2 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
3 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
4 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số