Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Lo gỡ vướng mặt bằng cho Dự án đường dây 220 kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình
Minh Minh - 23/07/2023 13:55
 
Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang bàn giải pháp gỡ vướng mắc mặt bằng dự án Đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình.

Vướng giải phóng mặt bằng cần sớm gỡ

Dự án Đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình có tổng mức đầu tư khoảng 690 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) đại diện chủ đầu tư quản lý, điều hành dự án.

Đường dây có chiều dài 66,6 km, trong đó có khoảng 250 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất thu hồi để xây dựng 188 vị trí móng trụ; có khoảng 436 nhà, công trình, vật kiến trúc ảnh hưởng trong hành lang an toàn; có khoảng 1.673 hộ có đất ảnh hưởng trong hành lang an toàn lưới điện.

Dự án có mục tiêu của dự án đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho trung tâm phụ tải khu vực huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên, huyện Hòn Đất và TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Đặc biệt là tạo liên kết với đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc (mới xây dựng) để cung cấp điện cho Thành phố Phú Quốc.

Về tình hình thi công, đến nay đã thi công hoàn thành đào đúc móng 123/188 vị trí móng, đang tiếp tục thi công đào đúc móng.

Tại buổi làm việc, Phó tổng giám đốc EVNNPT, ông Bùi Văn Kiên cho biết, Dự án Đường dây 220kV Rạch giá 2 - Kiên Bình là dự án quan trọng nhằm nhằm đảm bảo cung cấp điện cho chính tỉnh Kiên Giang và khu vực. Theo kế hoạch phải hoàn thành đóng điện vận hành trong tháng 06/2024.

Thời gian qua, EVNNPT và SPMB đã chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương và TP. Rạch Giá; UBND các xã triển khai các thủ tục liên quan đến: thu hồi đất, kê kiểm, áp giá lập phương án bồi thường, hỗ trợ vận động và chi trả tiền cho các tổ chức, cá nhân hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Dự án.

Đến nay cơ bản những vướng mắc đã được tháo gỡ, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc còn tồn tại. Vì vậy EVNNPT mong muốn tỉnh Kiên Giang và các địa phương có đường dây đi qua tạo điều kiện tối đa để sớm tháo gỡ những vướng mắc.

Tỉnh sẽ vào cuộc quyết liệt

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Trọng Hiếu, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực cho biết, trong thời gian qua, việc đảm bảo cung ứng điện là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển Điện lực đặc biệt quan tâm. Đây là dự án có nhiệm đảm bảo cung ứng điện cho chính tỉnh Kiên Giang, mang lại lợi ích cho tỉnh.

Chính vì vậy, để đảm bảo tiến độ Dự án và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, ông Hoàng Trọng Hiếu đề nghị UBND tỉnh Kiến Giang có ý kiến về thống nhất chủ trương hỗ trợ đối với đất đai; nhà, vật kiến trúc, cây trồng trong hành lang an toàn để Hội đồng bồi thường các huyện/thành phố có cơ sở thực hiện.

UBND các huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thành phố Rạch Giá chỉ đạo phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và quyết định thu hồi đất phần móng trụ trong tháng 7/2023. Huyện Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương và thành phố Rạch Giá phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ phần hành lang trong tháng 8/2023.

Các huyện/thành phố giúp tăng cường công tác vận động đối với 50 vị trí móng trụ chưa bàn giao mặt bằng để người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng trong tháng 07/2023 nhằm đáp ứng tiến độ được giao của Dự án.

Ông Hoàng Trọng Hiếu cũng đề nghị EVNNPT và SPMB phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nhanh chóng tháo gỡ mặt bằng. Đồng thời chỉ đạo các nhà thầu tập trung huy động lực lượng để đẩy nhanh tiến độ thi công khi có mặt bằng.

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, đây là dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của  tỉnh. Trong thời gian qua địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt để từng bước tháo gỡ vướng mắc. Lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở Công thương là cơ quan đầu phối thường xuyên họp, làm việc với các đơn vị để giải quyết vướng mắc.

Với những vướng mắc còn lại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng yêu cầu các huyện/thành phố đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị tham gia dự án tuyên truyền, vận động người dân hiểu thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án điện nhằm sớm bàn giao mặt bằng dự án theo đề nghị của chủ đầu tư.

Muốn dùng nhiều năng lượng tái tạo phải đầu tư lớn hệ thống truyền tải và lưu trữ
Dù đắt hơn, phát thải carbon nhiều hơn trong ngắn hạn nhưng do chưa có giải pháp thay thế nên điện than, dầu và khí vẫn được duy trì, huy động...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư