
-
ĐHĐCĐ LPBank: Trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống, mục tiêu lợi nhuận tăng 22,2%
-
Ngân hàng rầm rộ đại hội cổ đông; lo tiền gửi chảy sang kênh đầu tư khác
-
Biên lãi ròng thu hẹp, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao
-
Thách thức lợi nhuận ngân hàng trước chính sách thuế quan
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Ngô Phúc Vũ, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho biết, ngày 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức cho phép Nam A Bank được tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Thực tế, theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong kỳ họp năm trước, đúng ra Nam A Bank phải tiến hành phát hành cổ phiếu vào quý IV/2014, song theo ông Vũ, do việc hoàn tất thủ tục và chờ giấy phép từ các cơ quan ban ngành phải có thời gian, nên đến nay, NHNN mới thông qua việc tăng vốn.
![]() |
Nam A Bank dự kiến tăng vốn điều lệ ngay trong quý I/2015 |
“Nam A Bank sẽ sớm triển khai phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ sau khi được cho phép và dự kiến hoàn tất trong quý I/2015”, ông Vũ nói và cho biết, khi kế hoạch tăng vốn được hoàn tất, Nam A Bank sẽ đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán và tiến hành M&A, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực tài chính trước sự phát triển của thị trường.
Ngoài Nam A Bank, SCB cũng đang trong quá trình triển khai kế hoạch tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng sau khi được NHNN chấp thuận cho tăng vốn lên 14.294 tỷ đồng vào cuối năm 2014. SCB thực hiện tăng vốn bằng cách chào bán riêng lẻ 200 triệu cổ phần. Giá bán theo thỏa thuận giữa SCB và các nhà đầu tư, nhưng đảm bảo không thấp hơn mệnh giá.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho biết, Ngân hàng đang trong quá trình hoàn tất kế hoạch tăng vốn điều lệ. Theo ông Văn, việc tăng vốn điều lệ của SCB nhằm nâng cao năng lực tài chính, nhất là giai đoạn SCB đang ở cuối lộ trình tái cấu trúc. Với nguồn vốn tăng thêm, SCB sử dụng 250 tỷ đồng để đầu tư, góp vốn kinh doanh; đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông tin 255 tỷ đồng; đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh 45 tỷ đồng và 1.450 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Tuy vẫn còn khá nhiều ngân hàng lỡ hẹn tăng vốn trong năm 2014, nhưng bên cạnh đó, một số ngân hàng đã được NHNN chấp thuận kế hoạch nâng vốn trong những ngày cuối năm 2014. Vì thế, để chạy đua với thời gian, các nhà băng đẩy mạnh kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn, nhằm nâng cao năng lực tài chính và hoàn tất tái cơ cấu.
Vốn điều lệ của MB cũng vừa được nâng lên gần 11.600 tỷ đồng theo Quyết định 2736/QĐ-NHNN ngày 25/12. OCB được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng từ 3.234 tỷ đồng vào cuối năm 2014 theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 của nhà băng này thông qua. Tuy nhiên, đến đầu năm 2015, OCB mới chính thức triển khai kế hoạch phát hành tăng vốn. Mặt khác, trong đợt đầu, OCB chỉ phát hành hơn 31,3 triệu cổ phần, tỷ lệ phát hành 10% từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, dự kiến giao dịch cổ phiếu vào ngày 15/1/2015.
Thế nhưng, đó chỉ là các trường hợp cá biệt trong số nhiều ngân hàng xin tăng vốn điều lệ trong nhiều năm qua được NHNN thông qua. Còn thực tế, vẫn nhiều kế hoạch tăng vốn của không ít ngân hàng vẫn bỏ ngỏ, như VietA Bank, SaigonBank, BaoVietBank, DongA Bank… Nguyên nhân do chứng khoán sụt giảm, cổ phiếu ngân hàng trước áp lực tái cấu trúc, M&A nhất là ngân hàng nhỏ rất khó thu hút nhà đầu tư.
Điều này đã xảy ra đối với DongA Bank khi đề ra mục tiêu tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng trong nhiều năm và được NHNN thông qua trong năm 2014. Thế nhưng, dù đã huy động vốn được hơn 50%, nhưng kế hoạch tăng vốn của DongA Bank phải phá sản, vì nhà đầu tư không đóng đủ tiền buộc nhà băng này phải hủy kế hoạch. Vì thế, để tránh gặp phải tình trạng này, Nam A Bank, OCB cũng đã chia nhỏ kế hoạch tăng vốn từng giai đoạn để giảm áp lực góp vốn của nhà đầu tư.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) nhận định, với kế hoạch tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thu gọn, ngân hàng nào đủ sức khỏe, tiềm lực tài chính vững mạnh mới có thể tiếp tục tồn tại. Vì vậy, kế hoạch tăng vốn cũng là một trong những giải pháp để đảm bảo sức cạnh tranh trong thời gian tới không chỉ gói gọn ở ngân hàng nhỏ, mà ở tất cả các nhà băng để có được nền tảng vững chắc hơn trong cuộc đua khốc liệt này. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn của thị trường hiện nay, việc tăng vốn với ngân hàng nhỏ không đơn giản. Do vậy, không ít nhà băng phải chọn con đường sáp nhập từ tự nguyện sang bắt buộc vào nhà băng lớn.
Thùy Vinh
-
Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng cảnh giác phân luồng -
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu -
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu -
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds -
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết -
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô