
-
Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
Trà Vinh đầu tư Dự án tuyến đường hành lang ven biển, vốn hơn 388,478 triệu USD
-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 34,7% trong quý I/2025
-
TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
Tăng tốc nhiều dự án cao tốc trọng điểm, mục tiêu thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau -
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo tiền khả thi Dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku
![]() |
Công trình thi công đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn đi qua địa bàn huyện Phù Mỹ. Nguồn: Báo Bình Định. |
Để giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025, qua địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị liên quan đến bố trí nguồn vốn và công trình hạ tầng kỹ thuật.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giao thông vận tải, thống nhất chủ trương và giao Ban Quản lý dự án 2 và 85 (đơn vị chủ đầu tư) chấp thuận phương án đối với việc sử dụng các công trình cầu, hầm chui dân sinh, cống thoát nước...trên tuyến cao tốc để bố trí hệ thống đường dây cáp quang, nước sạch, các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ nhu cầu kết nối hạ tầng của các địa phương, đơn vị có liên quan.
Đáng chú ý, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Ban Quản lý dự án 2 và 85 khẩn trương kiểm tra, rà soát bổ sung hệ thống hào, cống kỹ thuật qua đường cao tốc (theo nội dung đề nghị của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định ngày 20/9/2023) và chủ động thông tin kịp thời kết quả giải quyết cho các đơn vị, địa phương liên quan biết phối hợp thực hiện.
Về kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư, UBND tỉnh Bình Định cho biết, tổng chi phí này qua địa bàn tỉnh (bao gồm chi phí dự phòng) đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt ngày 13/7/2022 là 4.953,563 tỷ đồng. Bao gồm, Dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn 1.621,700 tỷ đồng; Dự án Hoài Nhơn - Quy Nhơn 2.636,480 tỷ đồng; Dự án Quy Nhơn - Chí Thạnh 695,383 tỷ đồng.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Định cho hay, sau khi tiến hành rà soát, tính toán cụ thể toàn bộ kinh phí thì tổng nhu cầu vốn thực hiện bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư qua địa bàn tỉnh khoảng 5.339,020 tỷ đồng (cao hơn 385,457 tỷ đồng so với chi phí đã được phê duyệt).
Cụ thể, Dự án Quảng Ngãi- Hoài Nhơn thấp hơn 394,286 tỷ đồng; Dự án Hoài Nhơn - Quy Nhơn cao hơn 423,393 tỷ đồng; Dự án Quy Nhơn - Chí Thạnh cao hơn 356,350 tỷ đồng.
Do vậy, để đảm bảo địa phương triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư đáp ứng yêu cầu tiến độ của dự án, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư phê duyệt bổ sung thêm 385,457 tỷ đồng so với chi phí đã được duyệt; điều chuyển, cấp bổ sung vốn để thực hiện so với vốn đã được cấp 488,842 tỷ đồng (tính đến ngày 10/11/2023).
Được biết, kinh phí đã được cấp cho các địa phương, đơn vị của tỉnh Bình Định (tính đến ngày 10/11/2023) là 4.850,178 tỷ đồng (lần lượt 3 dự án thành phần là 1.398,315 tỷ đồng, 2.636,480 tỷ đồng, 815,383 tỷ đồng), đạt 97,9% so với kinh phí được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và đạt 90,8% so với nhu cầu của tỉnh.
Đối với Ban Quản lý dự án 2 và 85, UBND tỉnh Bình Định vừa đề nghị chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ thống đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn...) và phải chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát tiến hành khắc phục, sửa chữa kịp thời các hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thời, chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu thi công phải tuân thủ quy định về tải trọng, tốc độ, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình chuyên chở vật liệu phục vụ thi công.
Yêu cầu này xuất phát từ thực trạng được UBND tỉnh Bình Định đề cập là hiện nay lưu lượng xe vận chuyển phục vụ thi công đường cao tốc trên các tuyến đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện...) tăng cao, một số tuyến đường đã xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Định, đến ngày 20/11, các địa phương đã thực hiện đạt được khối lượng rất lớn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cao tốc khi đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư với diện tích 942,51/ 953,19 ha, đạt 98,9%; chiều dài 116,38/ 117,99km, đạt 98,6%.

-
TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro -
Tăng tốc nhiều dự án cao tốc trọng điểm, mục tiêu thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau -
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo tiền khả thi Dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku -
Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
Duy trì mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài 39 - 40 tỷ USD -
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP -
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển