
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
Cú nhấn ga của “ông lớn”
Hơn năm trước, Công ty vận chuyển và logistics Maersk đầu tư 150 triệu USD xây trung tâm logistics ở Khu thương mại tự do Thượng Hải (Trung Quốc), dự kiến hoàn thiện vào quý III năm nay. Trung tâm này có quy mô diện tích kho bãi khoảng 150.000 m2, gồm 4 nhà kho tiêu chuẩn cao 3 tầng và một nhà kho cao 24 m.
Đáng chú ý, cơ sở logistics này sử dụng vật liệu tiên tiến, thân thiện với môi trường và trang bị hệ thống quản lý nước mưa, pin mặt trời để tối ưu hóa hiệu quả tiêu thụ nước, năng lượng. Trung tâm mới cũng có các hệ thống năng lượng carbon thấp, gồm hệ thống thông gió tự nhiên và sưởi ấm bằng năng lượng phi hóa thạch, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Ngoài trung tâm này, Maersk còn có kế hoạch đầu tư xây dựng một trung tâm logistics tích hợp thông minh và xanh bao trùm khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Khu ngoại quan toàn diện Yantian (Trung Quốc) để khai thác thêm tiềm năng thị trường.
Đại diện Maersk tiết lộ, tập đoàn này sẽ có 13 tàu chạy bằng nhiên liệu xanh vào năm 2026. Trước mắt, các con tàu có thể chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, nhưng trong tương lai sẽ hoạt động bằng methanol xanh. Maersk cũng ký kết hợp tác với 6 nhà phát triển năng lượng trên toàn cầu để tăng cường sản xuất methanol xanh đáp ứng nhu cầu vận chuyển.
Đối thủ của Maersk là CMA CGM cũng đang theo đuổi chiến lược logistics xanh. Công ty này thông báo đã mua 6 tàu chạy bằng methanol. Theo đại diện của CMA CGM, Công ty sử dụng nguyên liệu thay thế như biomethane, đáp ứng ít nhất 10% lượng tiêu thụ của tàu trong năm 2023.
Quy định Hàng hải FuelEU của Liên minh châu Âu (dự kiến có hiệu lực vào năm 2025) đặt ra mục tiêu các tàu phải giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong những thập kỷ tới. Trong khi đó, theo Báo cáo nghiên cứu về quy mô thị trường logistics xanh của Facts and Factors, thị trường logistics xanh toàn cầu dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6,10%, đạt hơn 1481,5 tỷ USD vào năm 2028.
Theo các nhà đầu tư, Việt Nam là nước hưởng lợi từ khi các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ toàn cầu đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam cần cung cấp cho các nhà đầu tư hệ thống sinh thái sản xuất hoàn chỉnh gồm: đa dạng các nhà cung cấp, liên kết công nghệ thông tin tốt, lao động chất lượng cao và logistics tối ưu, tiết kiệm nhiên liệu.
Chiến lược đồng bộ
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngành vận tải đang đóng góp 24% lượng khí thải toàn cầu. Hành trình tiến tới logistics xanh và thích ứng nhanh sẽ đóng góp vào quá trình giảm thải carbon của ngành logistics Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
“Phát triển chuỗi cung ứng xanh là câu chuyện bắt buộc ngay từ bây giờ. Nó gắn liền với mục tiêu giảm phát thải ròng về 0% (Net Zero) mà Việt Nam đã cam kết tại COP 26”, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA cho biết.
Từ góc nhìn của nhà vận hành logistics theo mô hình cụm liên kết ngành khu công nghiệp logisctics, bà Phạm Thị Bích Huệ, Chủ tịch Western Pacific Group (WPG) khẳng định, chi phí vận tải trong
logistics Việt Nam chiếm trên 50%, dẫn tới lượng khí thải rất lớn. Do đó, ngoài việc tiết kiệm nhiên liệu, Việt Nam cần một chiến lược phát triển logisctics xanh đồng bộ.
Cụ thể, sự đồng bộ giữa nhà sản xuất và các trung tâm logistics sẽ giúp nhà vận hành tối ưu hóa chặng đường vận tải. Trong giải pháp này, sự điều tiết của Chính phủ là vấn đề quan trọng nhất và rõ ràng nhất.
Kho bãi là yếu tố quan trọng trong áp dụng mô hình logistics xanh. Đây là vấn đề vẫn được cho là xa vời, bởi với 90% doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ và việc áp dụng logistics xanh sẽ tốn kém.
Tuy nhiên, bà Huệ cho rằng, đây không phải là vấn đề quá lớn, bởi nếu chưa có điều kiện chuyển đổi nhiên liệu tốn kém hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng tối ưu hóa các giải pháp. Western Pacific Group đang áp dụng mô hình cụm công nghiệp ở quy mô nhỏ, mô hình khu công nghiệp sẽ được tính toán theo từng địa phương.

-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng