-
Chú trọng đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội -
Đà Nẵng chi 145 tỷ đồng đầu tư dự án chống ngập -
Quảng Ninh thúc đẩy tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững -
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão -
Nhiều địa phương vẫn chật vật hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới -
TP.HCM ra tiêu chí dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao phải “xanh”
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, là nền kinh tế mở, logistics có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam, là vấn đề quyết định sự cạnh tranh của hàng hoá. “Logistics có chi phí thấp thì hàng hoá mới cạnh tranh, logistics phải hiện đại, phải xanh, phải số, phải phù hợp với xu thế phát triển mới”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Nền tảng hạ tầng
Việt Nam có vị trí trung tâm và tiềm năng phát triển thành trung tâm logistics mới của khu vực và thế giới. Để làm được vậy, Việt Nam cần phát triển hạ tầng logistics tốt hơn, có cơ chế huy động nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng, quản trị logistics thông minh và đào tạo nhân lực.
Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã đặt mục tiêu xanh hoá các ngành kinh tế. Trong đó giao nhiệm vụ cho các Bộ ngành liên quan trong “phát triển các trung tâm logistics xanh, cảng xanh”. Để thực hiện Chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 882/QĐ-TTg phê duyệt, trong đó, dịch vụ logistics và giao thông vận tải là một trong 18 chủ đề trọng tâm trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
Nghị quyết số 163/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam xác định “phát triển logistics gắn với chuỗi cung ứng bền vững”. Chuỗi cung ứng xanh không còn là xu hướng mà dần trở thành yêu cầu tất yếu với các hoạt động như sản xuất xanh, vận hành xanh,...
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới đã có lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh sớm hơn lộ trình của các quốc gia cam kết. Các ý kiến đều nhất trí đánh giá, phát triển chuỗi cung ứng xanh không còn là câu chuyện của tương lại, mà phải là ngay bây giờ, không còn là lựa chọn mà là sự bắt buộc, nếu không thực hiện nhanh và ngay các tiêu chí để xanh hóa ngành logistics thì trong tương lai doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, dần bị “đào thải” ra khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
Các chuyên gia khẳng định, ngành logistics thực sự cần có những thay đổi về “chất” để trụ vững trong bối cảnh hiện nay. Phát triển chuỗi cung ứng xanh chính là sự thay đổi cần thiết, gắn với mục tiêu giảm phát thải ròng về 0% (net zero) mà Việt Nam đã cam kết.
Tại tọa đàm “Phát triển Logistics xanh, thích ứng nhanh và Công bố FIATA World Congress 2025” vừa được tổ chức, Lãnh đạo VCCI, Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, Cục đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải, Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA) cùng đại diện 30 Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp tiêu biểu đầu ngành đã cùng tham gia thảo luận về xu hướng và yêu cầu tất yếu của chuyển đổi xanh, thích ứng nhanh của chuỗi cung ứng cũng như đưa đề xuất và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh.
Tọa đàm “Phát triển Logistics xanh, thích ứng nhanh và Công bố FIATA World Congress 2025” |
Là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng logistics với gần 20 năm hoạt động, bà Phạm Thị Bích Huệ, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Western Pacific Group cho biết doanh nghiệp nhận thức sâu sắc và nắm bắt xu hướng cũng như yêu cầu chuyển đổi xanh từ rất sớm.
Chia sẻ câu chuyện thực tiễn thị trường, bà Phạm Thị Bích Huệ chỉ ra rằng với 90% doanh nghiệp trong ngành logistics Việt Nam là vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên tâm lý chuyển đổi logistics xanh là rất tốn kém, là khó thực hiện nhưng theo bà việc chuyển đổi logistics xanh bắt đầu từ những việc rất đơn giản như: tối ưu chặng đường vận chuyển để cắt giảm phát thải, quy hoạch thiết kế kết hợp các công năng hợp lý, đồng bộ, ứng dụng số hoá,…
Với 20 năm đầu tư vận hành logistics, Western Pacific tập trung xanh hoá logistics bằng giải pháp tập trung tối ưu hoá chặng đường vận tải để cắt giảm phát thải thông qua việc đầu tư quy hoạch đồng bộ giữa nhà sản xuất với cảng hay các trung tâm phân phối.
Bà Phạm Thị Bích Huệ - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Western Pacific Group phát biểu tại tọa đàm |
Mô hình LIC tối ưu chi phí, xanh hoá quy trình
Chia sẻ giải pháp của chính doanh nghiệp mình, Chủ tịch Western Pacific Group cho biết: “Chúng tôi đang áp dụng mô hình Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp và Logistics (LIC). Cụ thể, các dự án trong hệ sinh thái Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp và Logistics sẽ được tính toán theo từng đặc điểm địa lý và tiềm năng của địa phương, ví dụ như sát biển, hoặc gần sân bay sẽ tính toán để đặt các trung tâm logistics sao cho tối ưu hóa chặng đường và thời gian”.
Với mô hình Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC) mà Western Pacific Group đang triển khai, việc kết hợp giữa hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng logistics và vận hành logistics sẽ tạo thành vòng tròn khép kín với hạ tầng đồng bộ, giúp chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn.
Mô hình Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC) của Western Pacific Group |
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh này, bà Huệ kiến nghị Chính phủ có giải pháp vĩ mô về vấn đề quy hoạch. Theo đó, cần sự quy hoạch đồng bộ hạ tầng giữa nhà sản xuất và các trung tâm logistics. Là nhà phát triển và vận hành các khu công nghiệp tại nhiều tỉnh thành trọng điểm Việt Nam, đại diện Western Pacific cho rằng, hạ tầng đồng bộ giúp tối ưu hóa chặng đường, tiết giảm chi phí vận tải và giảm phát thải.
Cơ chế khuyến khích năng lượng tái tạo
Cùng với đó, đại diện Western Pacific kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy năng lượng tái tạo. “Thời gian qua đã có một số vấn đề kĩ thuật và chính sách liên quan tới vấn đề này. Do đó, tôi mong chính phủ nhìn nhận vai trò khác của năng lượng tái tạo với logistics xanh”, bà Huệ nhấn mạnh.
Buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Chủ tịch Fiata và các đại diện doanh nghiệp tiêu biểu |
Đồng thời cho biết như kinh nghiệm của Western Pacific, khi mới bắt đầu có thể chưa thấy nhiều giá trị nhưng khi áp dụng sẽ nhận thấy rất nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ 1 ha kho bãi có thể đầu tư 1 MW năng lượng tái tạo, tương ứng 20.000 cây xanh và giảm phát thải khoảng 1400 tấn CO2. Đây là mô hình nên chia sẻ và mong đợi nhận thêm sự hỗ trợ từ cơ quan như Bộ Công thương dành cho các doanh nghiệp logistics xanh.
Ý kiến của các lãnh đạo, đại diện Bộ ngành tại Toạ đàm đánh giá cao sự tiên phong trong chuyển đổi xanh, bền vững của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng logistics như Western Pacific Group. Đồng thời cho rằng các doanh nghiệp cần sớm bắt tay với những giải pháp thực tiến về tối ưu quy trình vận hành, chuyển đổi năng lượng sang năng lượng tái tạo, sử dụng vận tải xanh, thu mua tín chỉ carbon… Đặc biệt, giải pháp phát triển mô hình Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC) của Western Pacific Group đang dần chứng minh là giải pháp hiệu quả về quy hoạch hạ tầng đồng bộ, giúp tối ưu thời gian và chi phí trong hoạt động logistics nói riêng và đóng góp vào sự tăng trưởng xanh của logistics Việt Nam.
-
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão -
Nhiều địa phương vẫn chật vật hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới -
TP.HCM ra tiêu chí dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao phải “xanh” -
Xem xét đề xuất của VinFast về chính sách giá điện cho các trụ sạc xe điện -
G20 thúc đẩy cam kết chuyển đổi năng lượng toàn cầu, hướng đến Net Zezo 2050 -
Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc -
Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh - di chuyển xanh
-
1 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT -
2 Quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gỡ vướng giải quyết án tham nhũng -
3 TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách -
4 “Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán -
5 Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế