-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chậm trả lãi trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng -
Doanh thu 8 tháng năm 2024 của PV Power đi ngang, đạt hơn 19.900 tỷ đồng -
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen -
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời
Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 với doanh thu thuần chỉ đạt 192 tỷ đồng, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhờ tiết giảm được hầu hết các chi phí liên quan như chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi quản lý doanh nghiệp… Phát Đạt vẫn ghi nhận lãi ròng hơn 22 tỷ đồng, giảm tới 92% so với mức lợi nhuận 279 tỷ đồng vào quý I năm ngoái. Nhưng dù sao, kết quả này cũng đã khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ hơn 229 tỷ đồng ở quý IV/2022.
Theo giải trình của Phát Đạt, Doanh nghiệp cho biết do tình hình khó khăn chung của thị trường, đặc biệt là ngành bất động sản dẫn đến việc kinh doanh tại các dự án không thuận lợi. Đồng thời, Phát Đạt đã tiến hành tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Sau khi sắp xếp lại danh mục đầu tư, Phát Đạt sẽ tập trung vào những dự án có địa thế tốt trên các thị trường có nhu cầu têu thụ cao |
Trong thông điệp đến cổ đông, khách hàng và đối tác tại báo cáo thường niên 2022, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt nhìn nhận diễn biến chóng vánh và phức tạp của thị trường chung đã đặt doanh nghiệp trước nhiều bài toán mới, rất nan giải và gấp rút. Những kịch bản ứng phó rủi ro hay kế hoạch dự phòng đã được xây dựng trước đó đều gần như bị vô hiệu hóa.
“Trước quý IV/2022, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra rất suôn sẻ với nhiều triển vọng. Khi thị trường thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp bị đặt trước một khúc quanh đầy khó khăn trên hành trình tăng tốc”, ông Đạt gửi gắm nỗi niềm trong thông điệp gửi cổ đông và cho biết, Phát Đạt chấp nhận thay đổi tốc độ, lộ trình và một số mục têu để tếp tục hướng tới tương lai.
Tập trung vào mục tiêu đảm bảo thanh khoản của doanh nghiệp, Phát Đạt đã tiến hành tái cơ cấu một số khoản đầu tư trong năm 2022 như chuyển nhượng thành công dự án Astral City (nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 13, Bình Dương) và đem về 3.340 tỷ đồng; chuyển nhượng công ty sở hữu dự án 197 Điện Biên Phủ (phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Trong cuối quý IV, Phát Đạt đã liên tục mua lại nhiều lô trái phiếu trước thời hạn và tất toán các khoản vay đến hạn.
Kết thúc quý I/2022, tổng nợ phải trả của Phát Đạt hiện vẫn đang đi ngang ở mức 13.500 tỷ đồng, gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm. Số dư nợ vay cuối kỳ đã về dưới 3.500 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Theo thuyết minh, tổng nợ vay giảm chủ yếu đến từ việc doanh nghiệp giảm mạnh các khoản nợ trái phiếu. Tính đến cuối tháng 3, dư nợ trái phiếu của công ty chỉ còn 1.612 tỷ đồng trong khi đầu năm ghi nhận mức 2.510 tỷ đồng.
Ngoài ngân hàng và kênh trái phiếu, Phát Đạt còn cả nghìn tỷ dư nợ từ các bên khác như Công ty tài chính Mirae Asset (100 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Năng lượng Phát Đạt (101,7 tỷ đồng) và ACA Vietnam Real Estate III LP (708,45 tỷ đồng). Đồng thời, doanh nghiệp còn dư nợ với 2 cá nhân là ông Đoàn Đức Luyện (70 tỷ đồng) và ông Vũ Dương Hiền (90 tỷ đồng).
Sau khi sắp xếp lại danh mục đầu tư, doanh nghiệp sẽ tập trung vào những dự án có địa thế tốt trên các thị trường có nhu cầu têu thụ cao và có sẵn động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội - du lịch - thương mại… Đây là lý do Phát Đạt ưu tiên cho các dự án tại khu vực trung tâm các đô thị mới như Thuận An (Bình Dương), Quy Nhơn (Bình Định), Đà Nẵng và vùng du lịch mới của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngoài ra, Phát Đạt cũng tiếp tục thực hiện chiến lược bán lẻ của công ty thay cho mô hình bán sỉ trước đây. Từ năm ngoái, Phát Đạt đã đẩy mạnh hoạt động của công ty thành viên là Phát Đạt Realty). Đơn vị này sẽ phát triển, tiếp thị và phân phối sản phẩm bất động sản từ các dự án do Phát Đạt phát triển.
Theo kế hoạch 2023, Phát Đạt sẽ triển khai hơn 13.000 sản phẩm tại các thị trường đang có nhu cầu lớn như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định và Đà Nẵng… Các dự án này kỳ vọng đạt doanh thu hơn 30.000 tỷ đồng.
-
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Cổ phiếu HAGL Agrico giao dịch trở lại trên sàn UPCoM ngày 18/9 -
DIC Corp tiếp tục biến động nhân sự cấp cao -
Becamex - Bình Phước được cổ đông lớn góp thêm vốn -
Áp lực lớn khi khởi động lại hai nhà máy của Thép Pomina -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức