-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
Nhiều tiềm năng phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây. Hàng năm, các địa phương trong vùng đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu và 70% các loại trái cây của cả nước.
Theo số liệu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ĐBSCL năm 2023 đạt khoảng 35,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu khoảng 24,2 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu khoảng 11,3 tỷ USD.
Long An là địa phương đứng đầu vùng ĐBSCL về cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lần lượt là 38% và 28% của cả vùng. Theo Sở Công thương tỉnh Long An, toàn tỉnh hiện có khoảng 900 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đóng góp gần 7 tỷ USD về xuất khẩu và 4,3 tỷ USD về nhập khẩu trong năm 2023. Riêng 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh ước đạt 7,175 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 4,387 tỷ USD, tăng 14,33% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt khoảng 2,788 tỷ USD, tăng 15,88%.
Tập trung phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics, ưu tiên đầu tư hạ tầng logistics tại Cảng Quốc tế Long An.
Hàng hóa của Long An được xuất khẩu sang 110 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, ngành hàng dệt may chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm. Xuất khẩu giày da của tỉnh tăng trưởng khá tốt, duy trì cung ứng cho các hãng giày lớn với kim ngạch xuất khẩu giày da mỗi năm khoảng 1,3 tỷ USD, chiếm gần 18%. Sản phẩm cơ khí, sắt thép, ắc quy, điện tử đóng góp khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, chiếm hơn 12% và có xu hướng phát triển.
Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản như gạo, thanh long, chanh không hạt, chuối, mít, thủy sản chế biến, cà phê chế biến, hạt điều, rau quả có kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD, chiếm 14%...
Không chỉ là địa phương nằm trong top đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu, Long An còn là điểm sáng về thu hút đầu tư của cả nước.
Theo UBND tỉnh Long An, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.222 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 394.535,5 tỷ đồng. Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), toàn tỉnh hiện có 1.312 dự án, với tổng vốn đăng ký 11.315,2 triệu USD; trong đó có 635 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 4.213 triệu USD. Long An là tỉnh dẫn đầu vùng ĐBSCL và nằm trong top 10 của cả nước về thu hút vốn FDI. Bên cạnh đó, Long An còn dẫn đầu các địa phương trong vùng về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động, với 18.627 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 385.140 tỷ đồng.
Tỉnh hiện có 26 khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 2.905,9 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 67,93%. Bên cạnh đó, có 17 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút 646 dự án, tổng diện tích đất đã cho thuê là 603,14 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 83,62%. Long An sẽ thành lập mới 17 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tới năm 2030 là 51 khu công nghiệp, với tổng diện tích 12.433 ha. Bên cạnh đó, tỉnh quy hoạch mới 28 cụm công nghiệp, tổng diện tích 1.808 ha, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 lên 72 cụm, tổng diện tích 3.989 ha.
Vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, tiếp giáp TP.HCM, là trung tâm kết nối giữa ĐBSCL và Đông Nam bộ, có đường biên giới với Campuchia là những yếu tố thuận lợi để Long An tăng tốc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ logistics.
Thúc đẩy dịch vụ logistics
Để tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Long An tập trung đầu tư hàng loạt dự án giao thông trọng điểm kết nối thông suốt nội tỉnh, cùng các dự án giao thông kết nối liên vùng với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL, với TP.HCM và các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải, kết nối với các trung tâm
logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển theo mục tiêu đề ra.
Theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ hình thành 10 trung tâm logistics (tổng diện tích 794 ha), góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa Long An với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL tại các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường.
Đến nay, 2 trung tâm logistics đã đi vào hoạt động là Khu tiếp nhận kho vận - logistics 147 ha Cảng Quốc tế Long An tại xã Tân Tập (Cần Giuộc), Trung tâm Kho vận và dịch vụ logistics 10 ha tại xã Thạnh Lợi (Bến Lức). Tại xã Thanh Phú (Bến Lức) hình thành 1 kho ngoại quan phục vụ xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thu hút được 210 dự án đầu tư liên quan đến hoạt động logistics như: dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ cho thuê kho bãi…, gồm 142 dự án trong nước (tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 29.571 tỷ đồng) và 68 dự án FDI (tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,14 tỷ USD), với tổng diện tích hơn 600 ha. Những kho lạnh robot với quy mô lớn được các thương hiệu nổi tiếng đầu tư tại Long An có hệ thống công nghệ thông minh và quy trình chuẩn quốc tế, đem đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đặc biệt, Cảng Quốc tế Long An dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ cho tỉnh Long An, mà cả vùng ĐBSCL và khu vực lân cận.
Cảng Quốc tế Long An có diện tích 147 ha, nằm trong cụm dự án quy hoạch 1.935 ha do Dongtam Group đầu tư, bao gồm khu công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và khu đô thị, hình thành một khu liên hợp dịch vụ cảng biển tại huyện Cần Giuộc. Cảng hiện có 7 cầu cảng với chiều dài liên tục cầu cảng là 1.670 m và 1 triệu m2 kho bãi lưu trữ hàng hóa đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn tiếp theo, Cảng Quốc tế Long An sẽ thực hiện các thủ tục để mở rộng quy mô lên 9 cầu cảng. Khi hoàn thành, Cảng có chiều dài liên tục là 2.368 m và có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 100.000 DWT, công suất khai thác có quy mô 3 triệu TEU và 10 triệu tấn hàng tổng hợp.
Với vị trí thuận lợi, chỉ cách trung tâm TP.HCM khoảng 33 km theo Quốc lộ 50, và cách Phao số 0 chỉ 21 hải lý, Cảng Quốc tế Long An đóng vai trò là cửa ngõ thông thương hàng hóa giữa ĐBSCL và TP.HCM cũng như các địa phương khác trong vùng Đông Nam bộ với cả nước và quốc tế.
Hiện nay, khoảng 70 - 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng ĐBSCL phải vận chuyển đến cụm cảng TP.HCM, Đông Nam bộ, làm tăng chi phí vận chuyển 6 - 8 USD/tấn hàng, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng chất lượng hàng hóa, giảm sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nước trên thị trường thế giới, đồng thời, tạo áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ vốn còn nhiều hạn chế.
Sự phát triển của Cảng Quốc tế Long An không chỉ thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn, mà còn góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm tải cho cụm cảng tại TP.HCM, rút ngắn thời gian, giảm chi phí vận tải, gián tiếp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao của tỉnh Long An nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại Cảng Quốc tế Long An, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi như không mất phí hạ tầng, tiết kiệm thời gian vận chuyển, tiết kiệm chi phí, giao thông thuận tiện. Cảng có chính sách ưu đãi với khách hàng; có hệ thống an ninh hiện đại, hệ thống kho bãi, kho ngoại quan thuận tiện cho tất cả các loại hình xuất nhập hàng hóa.
Theo Sở Công thương tỉnh Long An, nhằm hỗ trợ Cảng Quốc tế Long An phát huy tối đa hiệu quả hoạt động, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, Sở đã tổ chức nhiều sự kiện kết nối các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Cảng Quốc tế Long An để tìm hiểu xuất nhập qua cảng như Hội nghị xuất khẩu; Hội nghị về kết nối logistics qua thương mại điện tử tại Cảng Quốc tế Long An; kiến nghị Bộ Công thương xem xét cho Cảng Quốc tế Long An được nhập khẩu xe ô tô 16 chỗ…
Sở Công thương tỉnh Long An đang triển khai xây dựng cơ chế quản lý phát triển logistics, Cảng Quốc tế Long An gắn với phát triển khu công nghiệp; phối hợp xây dựng chính sách của tỉnh hỗ trợ thu hút các container vào các cảng trên địa bàn tỉnh.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
-
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo