-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Giá lúa mì giao kỳ hạn đã tăng 3% trong ngày 17/7/2023, lên mức 689,25 cent mỗi bushel (giạ). Ảnh: AFP |
Đòn giáng mạnh vào thị trường
Nga tuyên bố hôm 17/7 rằng họ sẽ không gia hạn sáng kiến "hành lang ngũ cốc Biển Đen", chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này hết hạn. "Hôm nay là ngày cuối cùng của thỏa thuận ngũ cốc", người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết, đồng thời nhấn mạnh: "Khi các phần tương ứng cho lợi ích của Nga được thực hiện, Nga sẽ quay trở lại thỏa thuận".
Giới phân tích mô tả sự sụp đổ của thỏa thuận này là một trở ngại không thể tránh khỏi, đồng thời là một đòn giáng mạnh vào thị trường.
Thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc làm trung gian vào tháng 7/2022, khoảng 5 tháng sau khi Điện Kremlin mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nó từng được xem là một bước đột phá ngoại giao hiếm hoi nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Sáng kiến "hành lang ngũ cốc Biển Đen" đã nhiều lần được gia hạn theo từng giai đoạn ngắn, trong bối cảnh Nga ngày càng bất bình về những hạn chế được cho là kiềm chế việc vận chuyển đầy đủ ngũ cốc và phân bón xuất khẩu của chính họ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại những lời phàn nàn này trong cuộc điện đàm cuối tuần qua với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Theo thông cáo của Điện Kremlin, ông Putin cho rằng mục tiêu chính là cung cấp ngũ cốc cho các quốc gia có nhu cầu, bao gồm cả những quốc gia ở lục địa châu Phi, đã không đạt được.
Giá lúa mì, ngô và đậu tương đều đồng loạt tăng sau thông tin Nga tạm đóng "hành lang ngũ cốc". Cụ thể, giá lúa mì giao kỳ hạn đã tăng 3% trong ngày 17/7, lên mức 689,25 cent mỗi bushel (giạ), mức cao nhất kể từ ngày 28/6 khi giá lúa mì cán mốc 706,25 cent. Tuy vậy, giá lúa mì hiện vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh là 1.177,5 cent/bushel được thiết lập vào tháng 5/2022.
Tương tự, giá ngô giao kỳ hạn cũng tăng vọt lên mức 526,5 cent/bushel, còn giá đậu tương giao kỳ hạn tăng lên mức 1.388,75 cent/bushel. Mỗi bushel tương đương 27,2 kg.
Giáo sư kinh tế Simon J. Evenett từ Đại học St. Gallen (Thụy Sĩ), cho rằng việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cố phản ánh "sự thất bại của một thỏa thuận đang ở giai đoạn cuối". GS. Evenett trích dẫn dữ liệu vận chuyển của Liên hợp quốc cho thấy các lô hàng ngũ cốc đã giảm đều đặn từ đầu năm đến nay.
"Sự sụp đổ của thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen là một đòn giáng mạnh đối với các quốc gia tìm kiếm nguồn cung ứng lúa mì rẻ hơn của Ukraine. Chừng nào điều này không gây ra nhiều lệnh cấm xuất khẩu, thì việc thỏa thuận sụp đổ là chỉ [một] xáo trộn nhỏ", GS. Evenett đánh giá.
Ông Evenett nói thêm: "Trong tương lai, điều quan trọng là liệu Nga có vũ khí hóa hoạt động xuất khẩu lúa mì của mình hay không". "Trong vụ thu hoạch lúa mì trước và hiện nay, Nga là nhà cung cấp lớn nhất thế giới, xuất khẩu khoảng 45 triệu tấn".
GS. Evenett cũng cảnh cáo các bên tham gia thị trường cần theo dõi chặt chẽ khả năng Moscow áp đặt tăng thuế xuất khẩu vì điều này có thể sẽ đẩy giá ngũ cốc tăng thêm nữa và giúp Điện Kremlin có nguồn tài chính cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Áp lực dồn lên giá lương thực
Bình luận trên đài CNBC, ông Peter Ceretti từ công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group không cho rằng việc Nga đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ kích hoạt một đợt lạm phát lương thực toàn cầu và có khả năng gây bất ổn mới trong thời gian tới.
"Các chuyến hàng ngũ cốc của Nga sẽ được duy trì và sự sụp đổ của thỏa thuận sẽ không ngăn chặn hoàn toàn các chuyến hàng của Ukraine qua Biển Đen hoặc những chuyến hàng qua châu Âu", ông Ceretti lý giải.
"Tuy nhiên, trong tương lai, việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc sẽ gây thêm áp lực tăng giá lương thực khác, trong bối cảnh hạn hán ở châu Âu và sự khởi đầu của El Nino. Các thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự sụp đổ của thỏa thuận ngũ cốc là các quốc gia ở Bắc Phi và khu vực Levant (phía Đông Địa Trung Hải - BTV) nhập khẩu khối lượng lớn ngũ cốc từ khu vực Biển Đen", ông Ceretti nêu.
Theo Liên hợp quốc, kể từ khi được ký kết vào tháng 7/2022, sáng kiến "hành lang ngũ cốc Biển Đen" đã giúp hơn 32 triệu tấn hàng hóa thực phẩm được xuất khẩu từ ba cảng ở khu vực Biển Đen của Ukraine (Odesa, Chornomorsk và Pivdennyi trước đây được gọi là Yuzhny) đến 45 các quốc gia trên toàn thế giới.
Chính vì lý do này mà Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã mô tả sáng kiến đóng một "vai trò không thể thiếu" trong an ninh lương thực toàn cầu.
Ông Guterres nhấn mạnh vào đầu tháng 7 rằng thỏa thuận "phải được tiếp tục" vào thời điểm mà xung đột giữa Nga - Ukraine, khủng hoảng khí hậu, giá năng lượng và các yếu tố khác đang ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng chi trả cho lương thực, cùng với đó 258 triệu người ở 58 quốc gia trên toàn thế giới đang phải đối mặt với nạn đói.
Ông Carlos Mera, trưởng bộ phận thị trường nông sản tại ngân hàng Rabobank (Hà Lan), đánh giá rằng việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc là "một đòn giáng" vào thị trường giữa lúc các nhà đầu tư đang chuẩn bị rời bỏ cuộc chơi.
Nhà phân tích của Rabobank cho rằng sáng kiến "hành lang ngũ cốc" đã hỗ trợ ổn định giá cả và ngăn chặn tình trạng thiếu hụt ở các khu vực đang phát triển của thế giới.
Sau động thái của Nga, "Ukraine sẽ buộc phải xuất khẩu hầu hết các loại ngũ cốc và hạt có dầu của mình qua biên giới đất liền và các cảng sông Danube. Điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển và gây thêm áp lực lên lợi nhuận của nông dân Ukraine", ông Mera phân tích.
"Hiệu ứng dây chuyền của việc này có thể khiến họ (nông dân Ukraine) trồng ít hơn trong mùa tới, gây thêm áp lực lên nguồn cung trong tương lai", nhà phân tích của Rabobank nói thêm. Và theo chiều hướng này, các nước có thu nhập thấp ở châu Phi và Trung Đông có thể sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung lúa mì từ Nga - quốc gia chiếm hơn 20% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu.
-
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD -
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20% -
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt
-
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng