
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
-
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
-
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge - thế hệ Galaxy S mỏng nhất
-
Phát hiện 40 lỗ hổng trong Diễn tập thực chiến an ninh mạng quốc gia
-
Google Maps thêm tính năng nhận diện địa điểm từ ảnh chụp màn hình -
Phát triển ngành công nghệ số thành trụ cột kinh tế mới
![]() |
Lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được đề xuất nhiều chính sách ưu đãi vượt trội về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ảnh: Đức Thanh. |
Quá thận trọng sẽ bỏ lỡ cơ hội
Chuẩn bị để Quốc hội khóa XV bấm nút ở Kỳ họp thứ chín này, Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại hội trường.
Báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, để thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp tặng tài trợ được trừ khoản tài trợ cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp nhận tài trợ được miễn thuế đối với khoản thu nhập này, không phân biệt các khoản tài trợ này là nhận được từ các doanh nghiệp độc lập bên ngoài hay các doanh nghiệp có quan hệ liên kết.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại rằng, các khoản chi cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thường rất lớn, phạm vi rộng và hiện còn thiếu quy định pháp luật cụ thể, việc định giá theo thị trường trong các lĩnh vực này là khó khả thi. Do đó, quy định như trên tiềm ẩn rủi ro bị lợi dụng để thực hiện chuyển lợi nhuận, chuyển giá, trốn thuế, khi giữa doanh nghiệp tài trợ và doanh nghiệp nhận tài trợ là các bên có quan hệ liên kết. Các nội dung này chưa được phân tích, đánh giá tác động kỹ lưỡng, nên cần được xem xét thận trọng và có thể trước mắt chưa nên áp dụng việc miễn thuế đối với một số ít trường hợp mà giữa bên cho và bên nhận là các doanh nghiệp có quan hệ liên kết.
Để thể hiện sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động của các cơ quan báo chí, trên cơ sở nhất trí với đề xuất của cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả loại hình báo chí, tương tự chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.n
- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi
Ủng hộ đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, tránh việc bị lợi dụng chính sách.
Phần thảo luận sau đó ghi nhận sự quan tâm sâu sắc của nhiều vị đại biểu về ưu đãi thuế cho cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời thống nhất cao với đề xuất của Chính phủ.
Chia sẻ với những băn khoăn của cơ quan thẩm tra về nguy cơ bị lợi dụng để chuyển giá, trốn thuế trong các quan hệ liên kết, tuy nhiên, đại biểu Lê Thu Hà (tỉnh Lào Cai) cho rằng, đề xuất chỉ miễn thuế đối với các khoản tài trợ không có quan hệ liên kết là quá thận trọng, có thể làm giảm hiệu quả của chính sách.
“Thực tế, phần lớn các đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hiện nay đều đến từ các tập đoàn đa quốc gia và các tập đoàn tư nhân lớn hoạt động theo mô hình liên kết. Nếu loại trừ các khoản tài trợ nội bộ, chúng ta có nguy cơ bỏ lỡ dòng vốn đổi mới sáng tạo và làm suy yếu động lực lan tỏa công nghệ trong nền kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia vẫn áp dụng ưu đãi cho tài trợ nội bộ, song đi kèm cơ chế kiểm soát hiệu quả”, bà Hà nhận định.
Từ phân tích trên, đại biểu Lê Thu Hà đề xuất, Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) thiết kế một cơ chế kiểm soát rủi ro thông minh, thực hiện hậu kiểm chặt chẽ, truy thu nếu có vi phạm, ban hành tiêu chí rõ ràng, khả thi, khuyến khích kiểm toán độc lập, tăng cường chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan thuế và cơ quan giám sát chuyên ngành.
Hồi âm sự quan tâm của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, tại Dự thảo, cơ quan soạn thảo đã đề xuất bổ sung nhiều ưu đãi đột phá hơn so với quy định hiện hành liên quan đến khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Cụ thể, bổ sung khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là khoản chi được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo cũng bổ sung khoản chi cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là khoản chi được trừ khi tính thuế. Cùng với đó, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định mức chi bổ sung, điều kiện và phạm vi áp dụng đối với khoản chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp để có cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng thời kỳ.
“Kinh nghiệm một số nước thì không quy định cứng, mà giao Chính phủ. Để đảm bảo linh hoạt, đảm bảo tính thực tiễn, chúng tôi cũng đề nghị tiếp tục giao nhiệm vụ này cho Chính phủ”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng báo cáo thêm.
Tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp thực tế
Một vấn đề khác quy định tại Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được nhiều đại biểu phát biểu, tranh luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp thực tế, là ưu đãi thuế đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập.
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, đơn vị sự nghiệp công lập xác định được doanh thu, chi phí thu nhập, thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường. Trường hợp xác định được doanh thu, nhưng không xác định chi phí, thu nhập, thì kê khai nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
Nêu ý kiến, đại biểu Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) nói, các đơn vị y tế, giáo dục công lập, tự chủ mà không nhận được ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, sau khi trừ chi phí, chênh lệch thu - chi, vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, không được dành lại cho đầu tư phát triển hạ tầng và không được miễn thuế là không phù hợp, khi những đơn vị tư thục được miễn thuế.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (tỉnh Bình Định) cho biết, trên thực tế, cứ có chữ “dịch vụ” sẽ phải chịu thuế. “Trong hệ thống y tế có khái niệm thu từ dịch vụ sự nghiệp công. Vì vậy, đại đa số nguồn thu của bệnh viện công tự chủ hiện nay đều bị đánh thuế”, ông Hiếu phản ánh.
Hồi âm ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu thực tế, hiện nay, nhiều đơn vị sự nghiệp công lập vừa thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vừa cung cấp các dịch vụ sự nghiệp không sử dụng kinh phí nhà nước hoặc sử dụng một phần.
Trường hợp có hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, đào tạo mà đơn vị tự quyết định mức giá, liên doanh, liên kết thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận, thì việc quy định khoản thu nhập này phải nộp thuế là phù hợp.
Tuy nhiên, đối với những dịch vụ sự nghiệp công cũng sử dụng kinh phí nhà nước, nhưng như các đại biểu nói là giá dịch vụ cung ứng chưa được tính đủ chi phí, nên ngân sách nhà nước vẫn hỗ trợ cho phần chi phí chưa được kết cấu trong giá, thì không phải là hoạt động kinh doanh, tạo lợi nhuận, việc nộp thuế là chưa phù hợp.
“Trên cơ sở các ý kiến đại biểu, cơ quan soạn thảo đã tính toán hết và đưa vào Dự thảo, đồng thời tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh Dự thảo, đảm bảo phù hợp thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập và không thất thoát thuế, ngân sách”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp thu.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý, những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tiếp thu hoặc giải trình thuyết phục. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Thuế TNDN (sửa đổi) và chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Có thể đưa chính sách mới vào cuộc sống sớm hơn 3 tháng
Tại phiên thảo luận, một số vị đại biểu cho rằng, trong bối cảnh tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ, cần thúc đẩy tăng trưởng từ nội lực bên trong. Vì vậy, cần sớm đưa ra những quy định mới để thúc đẩy khoa học - công nghệ, như Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cũng như Nghị quyết số 68 -NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, vào thực tiễn; hiệu lực thi hành của quy định này nên bắt đầu từ ngày 1/10/2025, không nên chờ đến ngày 1/1/2026.
Hồi âm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, Ban Soạn thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ cố gắng để Luật có hiệu lực sớm như đề xuất của đại biểu.

-
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Ưu đãi vượt trội cho khoa học - công nghệ -
iPhone 17 có thể đắt hơn đáng kể? -
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge - thế hệ Galaxy S mỏng nhất -
Phát hiện 40 lỗ hổng trong Diễn tập thực chiến an ninh mạng quốc gia -
Google Maps thêm tính năng nhận diện địa điểm từ ảnh chụp màn hình -
Apple chơi lớn với iPhone gập: Màn hình siêu mỏng Samsung cũng chưa từng dùng -
Phát triển ngành công nghệ số thành trụ cột kinh tế mới
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng