-
"Tự bơi" trong phát triển bền vững, doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất gặp thách thức -
Nỗ lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Eco Oil vận hành máy thu gom dầu ăn tự động ở Việt Nam -
Cần Thơ khai mạc Diễn đàn Quốc tế phát triển bền vững ĐBSCL -
Kho báu tín chỉ “Blue Carbon” trong rừng ngập mặn -
Bài học từ chương trình chuyển nhượng tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam -
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh
Nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau đại dịch COVID-19 đã khiến lượng khí thải CO2 tăng ở mức lớn thứ hai trong lịch sử trong năm 2021.
Đây là cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra ngày 20/4 trong báo cáo thường niên "Rà soát năng lượng toàn cầu" (Global Energy Review).
Theo đó, IEA ước tính lượng khí thải CO2 trong năm nay sẽ tăng gần 5% lên mức 33 tỷ tấn, trái ngược với sự giảm sut hồi năm ngoái do hoạt động kinh tế trì trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh. IEA dự đoán nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ vượt mức của năm 2019.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol dự đoán lượng khí thải carbon sẽ tăng 1,5 triệu tấn trong năm nay chủ yếu là do gia tăng việc sử dụng than đá trong sản xuất năng lượng, đặc biệt là tại khu vực châu Á.
Trước tình hình này, ông cho rằng Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì sắp tới là thời điểm quan trọng để các nước cam kết có những hành động ngay lập tức trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của LHQ về biến đổi khí hậu, dự kiến vào tháng 11 tới tại Glasgow, Scotland (Anh).
Người đứng đầu IEA nhấn mạnh nếu các nước trên thế giới không hành động nhanh chóng để cắt giảm lượng khí phát thải, con người sẽ phải đối mặt với tình trạng khí hậu tồi tệ hơn trong năm 2022.
Theo báo cáo của IEA, nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2021 sẽ tăng 4,6%, trong đó dẫn đầu là các nền kinh tế mới nổi, khiến mức này vượt trên mức của năm 2019.
IEA cho biết thêm nhu cầu cho nhiên liệu hóa thạch cũng đang có xu hướng tăng trong năm 2021, trong đó nhu cầu khí đốt và than đá được dự báo vượt mức của năm 2019.
Cụ thể, IEA dự đoán nhu cầu than đá sẽ tăng 4,5%, vượt mức của năm 2019 và gần đạt mức đỉnh từ năm 2014, trong đó nhu cầu tập trung chủ yếu tại khu vực châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc. Mỹ và các nước châu Âu cũng chứng kiến sự gia tăng tương tự này.
Trong khi việc sử dụng than đá phổ biến hơn sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng tái tạo, song IEA ước tính việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng hơn 8% trong năm 2021.
Cơ quan này cũng kỳ vọng năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió ghi nhận mức tăng hằng năm lớn nhất từ trước tới nay ở mức khoảng 17%.
Theo IEA, năng lượng tái tạo sẽ cung cấp 30% sản lượng điện trên toàn thế giới vào năm 2021, mức lớn nhất từ trước tới nay và cao hơn mức tăng 27% của năm 2019.
-
Cảnh báo về mực nước biển dâng đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên toàn cầu -
Sẽ có hệ thống ngành xanh quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh -
Xu hướng phát triển xanh trong ngành Hóa chất -
Bài học từ chương trình chuyển nhượng tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam -
Tác động của Luật chống phá rừng EU đối với ngành lâm nghiệp -
Phát triển bền vững trong y tế bằng việc nhân rộng mô hình bệnh viện xanh, sạch, đẹp -
Đầu tư phát triển bền vững: Vốn ngoại không rẻ
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024