
-
Hòa Phát và SMS group ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray hiện đại nhất châu Âu
-
AIG tiếp tục khẳng định giá trị nông sản Việt tại Thaifex 2025
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 28/5/2025
-
FPT, Vietjet cùng nhiều tập đoàn lớn dự Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp
-
Cách khai thủ tục hải quan trên Hệ thống Ecus6 khi VNACCS/VCIS gặp sự cố -
Đã đến lúc doanh nghiệp Việt chủ động định hình xu hướng nội thất kiến trúc mang bản sắc riêng
![]() |
Kể từ ngày 01/01/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi thay vì mẫu EUR.1 với seri AA như trước đây. |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt trên 34,8 tỷ USD giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019 do các tác động của đại dịch.
Đặc biệt, sau gần 5 tháng thực thi EVFTA, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Hết tháng 11 năm 2020, các cơ quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.
Tại Việt Nam, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
Tại EU, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được hướng dẫn tại Tài liệu do EU soạn thảo. Trong đó, một số nội dung mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu sang thị trường EU như sau:
Về ưu đãi thuế quan theo cơ chế GSP, theo quy định tại Phụ lục 2-A, Phần A, điểm 3 của Hiệp định EVFTA, ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam theo cơ chế GSP sẽ được cố định và duy trì trong 7 năm đầu tiên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn sử dụng GSP hoặc EVFTA và áp dụng quy tắc xuất xứ tương ứng với mỗi cơ chế đó.
Trong 5 năm tiếp theo, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, dù áp dụng thuế quan ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA.
Đối với ưu đãi thuế quan EVFTA cho hàng hóa đã thông quan tại EU, theo quy định tại Chương 3, Luật Hải quan của Liên minh châu Âu, hàng hóa của Việt Nam sau khi nhập khẩu vào EU (đã thông quan) vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan khi nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ còn hiệu lực được phát hành sau ngày xuất khẩu. Trong trường hợp này, chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu EUR.1 hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ) sẽ được phát hành sau theo quy định tại Điều 17 và Điều 19 (5), Nghị định thư 1, Hiệp định EVFTA.
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có C/O mẫu A, đã được thông quan và hưởng ưu đãi theo GSP (một phần hoặc toàn bộ) tại EU, nhà nhập khẩu EU vẫn có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Hiệp định. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp sau C/O mẫu EUR.1 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA.
EU chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020.
Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/01/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi.
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tuyên chiến với tư duy “không quản được thì cấm” - Bài 1: Đoạn trường đợi... được làm
-
Hòa Phát và SMS group ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray hiện đại nhất châu Âu
-
AIG tiếp tục khẳng định giá trị nông sản Việt tại Thaifex 2025
-
Doanh nghiệp kỳ vọng Nghị quyết 68 tạo bứt phá từ thể chế và con người
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 28/5/2025 -
VCCI kiến nghị bỏ loạt quy định "làm khó" doanh nghiệp xuất khẩu gạo -
Viglacera duy trì cổ tức 22%, triển khai mạnh mảng KCN và nhà ở xã hội -
FPT, Vietjet cùng nhiều tập đoàn lớn dự Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp -
Liên kết chiến lược giữa Petrovietnam và Hòa Phát: Nâng tầm công nghiệp quốc gia -
Cách khai thủ tục hải quan trên Hệ thống Ecus6 khi VNACCS/VCIS gặp sự cố -
Đã đến lúc doanh nghiệp Việt chủ động định hình xu hướng nội thất kiến trúc mang bản sắc riêng
-
Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 6/2025
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Chứng khoán