-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng được cho là tích cực sau ít tháng EVFTA có hiệu lực. Trong ảnh: Nhà máy Piaggio tại Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh |
Những “trái ngọt” ban đầu
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có lẽ là một trong những người thấu hiểu nhất những tác động tích cực của EVFTA. “Những khác biệt là đây”, ông Nam đã nói như vậy trước khi viện dẫn một loạt con số.
Đó là trong suốt 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang EU liên tục sụt giảm mạnh, đỉnh điểm là tháng 6/2020. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi kể từ tháng 8/2020. Tháng đầu tiên EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản sang EU chỉ tăng 1%. Tuy nhiên, những tháng sau đó, tốc độ tăng càng ngày càng mạnh. Tháng 10 tăng 20%, tháng 11 tăng 30% và dự kiến tháng 12 tăng khoảng 15%.
“Trong xuất khẩu thủy sản sang EU, tôm là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tháng 8 tăng 16%; sau đó lần lượt tăng 30%, 41%, 40% và tháng 12 có thể chững lại, nhưng vẫn tăng 30%”, ông Nam nói và cho biết, Việt Nam đã tận dụng tốt các cơ hội do EVFTA mang lại. Do đó, dù 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm “thê thảm”, nhưng 4 tháng cuối năm tăng mạnh đã “vớt vát” lại được.
Cùng chung niềm vui với ông Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng lên đáng kể, sau khi EVFTA có hiệu lực. Nếu như tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng hơn 7%, thì tháng 9, đã tăng trên 9% và sang tháng thứ 3 thực hiện EVFTA, mức tăng đã lên tới 15%.
Như vậy, sau 3 tháng thực hiện EVFTA, mức tăng xuất khẩu trung bình sang EU là 10-11%. Trong khi đó, ở các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, những năm đầu tiên, tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi thuế quan chỉ ở mức thấp, khoảng 2-3%, cao nhất cũng chỉ 8-9%.
Không chỉ là tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng được cho là tích cực sau ít tháng EVFTA có hiệu lực. Nhắc đến con số sau 9 tháng, đầu tư từ EU vào Việt Nam đạt hơn 752 triệu USD, tăng hơn 100 triệu USD so với trước khi EVFTA có hiệu lực, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng nói đến những “trái ngọt” ban đầu.
“Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm cơ hội cho tương lai, Khi thấy EVFTA sắp có hiệu lực, họ đã đầu tư để tận dụng cơ hội”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, sau 11 tháng, các nhà đầu tư EU (không tính Anh) đã đăng ký đầu tư sang Việt Nam trên 1,4 tỷ USD, một con số khá tích cực trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Cơ hội trong tương lai
Những trái ngọt ban đầu là tích cực, nhưng ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng, thành công này chỉ là bước đầu, quan trọng là các cơ hội trong tương lai.
“Nhắc đến FTA, người ta hay nói đến chuyện bãi bỏ hàng rào thuế quan, nhưng đây chỉ là một phần. Quan trọng hơn là chuyện minh bạch chính sách, việc bãi bỏ các thủ tục quan liêu, hay đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường… Tất cả những yếu tố này khi được cải thiện không chỉ giúp Việt Nam thu hút được đầu tư từ EU, mà còn từ các quốc gia khác”, ông Giorgio Aliberti nói và nhấn mạnh, nhiều nhà đầu tư đang nhìn Việt Nam như một trung tâm sản xuất của khu vực.
Theo ông Giorgio Aliberti, trong khu vực, EU cũng đã ký FTA với Singapore. Nhưng điểm khác biệt cơ bản, đó là Singapore không thể trở thành trung tâm sản xuất của khu vực. Và vì thế, lợi thế đang thuộc về Việt Nam.
“Việt Nam có thể định vị mình thành một trung tâm sản xuất. Thái Lan đang khó khăn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng chưa thể sớm cải thiện, vì thế, các nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam như một địa điểm đầu tư hấp dẫn. EVFTA sẽ mang tới cho Việt Nam một lợi thế đặc biệt”, ông Giorgio Aliberti nói.
Tất nhiên, để tận dụng được cơ hội, nói đúng hơn là “tối ưu hóa” các cơ hội như cách nói của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, thì một điều quan trọng là chính sách của Việt Nam phải đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên lượng.
“Lúc chúng ta đàm phán EVFTA, chỉ tính đến thúc đẩy thương mại. Nhưng nếu Việt Nam đảm bảo được hệ thống pháp lý ổn định, minh bạch, dễ tiên lượng, thì còn có thể thúc đẩy đầu tư”, ông Carsten Schittek, Tham tán, Trưởng ban Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam nói.
Dẫn một số ví dụ mà Việt Nam có thể cải cách, như giảm bớt thủ tục hành chính thông qua việc chấp nhận doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, hay thực hiện công nhận xuất xứ hàng hóa thông qua hệ thống điện tử, ông Carsten Schittek cho rằng, những cải cách này dù chỉ mang tích tùy nghi, không bắt buộc, song nếu thực hiện được thì không chỉ thúc đẩy được dòng chảy thương mại, mà cả đầu tư giữa Việt Nam và EU.
Nói về đầu tư, ông Ywert Visser, Phó chủ tịch EuroCham tại Việt Nam là một trong những người hiểu rõ nhất. Ông cho biết, ngay từ khi EVFTA được đàm phán, ông đã luôn nhận được câu hỏi “tình hình thế nào rồi” và hiện nay, là liên tục các yêu cầu tìm hiểu của doanh nghiệp EU với Việt Nam.
Tuy nhiên, để mời gọi nhà đầu tư EU, ông Torben Minko, thành viên Ban Lãnh đạo EuroCham tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần hài hòa hóa về thủ tục, quy chuẩn, tiêu chuẩn để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Âu sang Việt Nam đầu tư lần đầu, hoặc mở rộng đầu tư. Nếu chuẩn hóa được các vấn đề này, các doanh nghiệp EU có thể sang Việt Nam đầu tư và biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm hàng đầu thế giới.
“Tôi đã nhìn thấy dòng đầu tư từ EU sang Việt Nam. Năm 2021 sẽ là năm chứng kiến thương mại song phương, chứng kiến dòng đầu tư từ EU sang Việt Nam tăng mạnh”, ông Torben Minko, thành viên Ban Lãnh đạo EuroCham tại Việt Nam nói và cho rằng, EVFTA là nền tảng, nhưng người thổi hồn cho hiệp định chính là các doanh nghiệp, với hàm ý rằng, các doanh nghiệp cần chủ động hơn để nắm bắt cơ hội do EVFTA mang lại.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025