
-
Thị trường loa Việt Nam vào “kỷ nguyên lifestyle”: Âm thanh không chỉ để nghe
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
Mã độc Petya đang lan rộng nhanh chóng thông qua lỗ hổng Windows SMBv1 tương tự như cách ransomware WannaCry lây nhiễm 300.000 hệ thống và máy chủ trên toàn thế giới chỉ trong 72 giờ vào tháng trước.
“Nguy hiểm hơn, mã độc này còn tận dụng các công cụ WMIC và PSEXEC để lây lan sang các máy tính khác trong mạng”, chuyên gia Bkav nhận định.
![]() |
Theo chuyên gia Bkav, mã độc Petya đang lan rộng nhanh chóng thông qua lỗ hổng Windows SMBv1 tương tự như cách ransomware WannaCry lây nhiễm; nhưng nguy hiểm hơn, mã độc này còn tận dụng các công cụ WMIC và PSEXEC để lây lan sang các máy tính khác trong mạng |
Bkav cũng cho hay, Petya là một loại ransomware “vô cùng khó chịu” và không giống bất kỳ mã độc tống tiền nào. Petya không mã hóa các tập tin trên một hệ thống mục tiêu từng cái một. Thay vào đó, mã độc khởi động lại máy tính nạn nhân và mã hóa bảng master file của ổ cứng (MFT) và làm cho Master Boot Record (MBR) ngừng hoạt động, hạn chế việc truy cập vào toàn bộ hệ thống bằng cách lấy thông tin về tên file, kích cỡ và vị trí trên đĩa vật lý. Ransomware Petya thay thế MBR của máy tính bằng mã độc của chính nó, hiển thị thông báo đòi tiền chuộc và khiến máy tính không thể khởi động.
![]() |
Thống kê số tiền tin tặc thu được từ các nạn nhân của mã độc tống tiền Petya (Nguồn ảnh: Bitinfocharts) |
Hiện tại, đã có 35 giao dịch trả tiền chuộc được thực hiện với tổng số tiền lên tới gần 9.000 USD. Tuy nhiên, do đa số người dùng đã biết được thông tin dù có trả tiền chuộc cũng không lấy lại được dữ liệu nên từ khoảng 9h30 sáng nay không có thêm giao dịch trả tiền phát sinh.
Bkav cho biết, đến thời điểm hiện tại, phạm vi lây nhiễm của loại mã độc tống tiền mới này chủ yếu vẫn ở các nước Đông Âu. Hệ thống giám sát của Bkav vẫn đang tiến hành rà soát và chưa có thông tin cụ thể về số máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc tống tiền Petya.
Để phòng ngừa nguy cơ mã độc tấn công, chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng nên sao lưu dữ liệu thường xuyên, cập nhật bản vá cho hệ điều hành, đồng thời chỉ mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly Safe Run.
Người dùng cũng cần cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động. Riêng người dùng Bkav Pro hoặc Bkav Endpoint được bảo vệ trước loại mã độc này.
Đặc biệt, đối với quản trị hệ thống, chuyên gia Bkav khuyến nghị cần rà soát kỹ hệ thống server bởi với WMIC và PSEXEC mã độc có thể dễ dàng lây nhiễm từ một server ra toàn bộ hệ thống có cùng domain

-
Dung lượng pin iPhone 17 Air bị chê thấp hơn cả smartphone tầm trung -
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng -
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?