-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Chevron đã chi 10,6 tỷ USD cho hoạt động mua lại năm 203, trong đó phần lớn là thỏa thuận 6,3 tỷ USD để mua công ty thăm dò và sản xuất dầu mỏ PDC Energy. Ảnh: AFP |
Trong báo cáo được Ernst & Young công bố ngày 20/8, các công ty năng lượng hàng đầu Mỹ đã chi 49,2 tỷ USD cho các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm 2023, tăng 57% so với mức 31,4 tỷ USD của năm 2022. Mức tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi các thương vụ lớn giữa các công ty dầu khí tích hợp.
Ernst & Young cho biết hoạt động M&A ngành dầu khí Mỹ dự báo tiếp tục duy trì trong năm nay và năm tới, đồng thời được thúc đẩy bởi nhiều thương vụ lớn hơn.
Mức chi cho hoạt động khai thác dầu khí của Mỹ cũng tăng lên trong năm 2023, với chi phí thăm dò và phát triển tăng 28% lên 93,1 tỷ USD.
Việc tăng chi tiêu cho các thương vụ và tăng cường dự trữ đánh dấu sự thay đổi chiến lược mà nhiều công ty dầu khí Mỹ sử dụng để thu hút đầu tư, sau nhiều năm tập trung vào lợi nhuận của cổ đông hơn là tăng trưởng.
Năm 2023, các công ty dầu khí Mỹ đã cắt giảm một nửa chi trả cho cổ tức và mức mua lại cổ phiếu xuống còn 28,9 tỷ USD, từ mức kỷ lục 57,7 tỷ USD vào năm 2022.
Sự hợp nhất trên toàn ngành đã thúc đẩy các hoạt động M&A dầu khí Mỹ năm 2023, thúc đẩy tổng chi tiêu của các công ty trong ngành lên 142,3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2022.
"Chúng tôi nhận thấy trong năm 2023, trọng tâm là hợp nhất các vị thế mà các nhà khai thác có được", ông Bruce On, nhà phân tích năng lượng và chiến lược của Ernst & Young, cho biết. Nhà phân tích này lưu ý thêm rằng các công ty dầu khí Mỹ đã có sự thay đổi trong chiến lược đầu tư vào các hoạt động cốt lõi.
Ông Bruce On cho biết thêm, các công ty dầu khí có nhiều tiền mặt đã tập trung vào việc thúc đẩy hiệu quả thông qua quy mô và tận dụng các hoạt động hiện có.
Lợi nhuận của các công ty dầu khí Mỹ "bốc hơi" 55% trong năm 2023, xuống còn 83,9 tỷ USD, chủ yếu là do giá dầu thô WTI giao ngay đi xuống, theo báo cáo của Ernst & Young.
Chevron là công ty dầu khí thực hiện nhiều giao dịch nhất trong năm 2023 với tổng chi phí mua lại tài sản là 10,6 tỷ USD, trong đó phần lớn là thỏa thuận 6,3 tỷ USD để mua công ty thăm dò và sản xuất dầu mỏ PDC Energy.
Tháng 10 năm ngoái, Chevron đã công bố thỏa thuận mua lại nhà sản xuất dầu mỏ Hess với giá 53 tỷ USD. Tuy nhiên, thỏa thuận này bị trì hoãn cho đến ít nhất là giữa năm 2025 do tranh chấp pháp lý.
Trong khi đó, Exxon Mobil vừa hoàn tất thương vụ mua lại Pioneer Natural Resources trị giá 60 tỷ USD vào tháng 5 vừa qua.
-
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài -
Lo chính phủ Anh tăng thuế, các nhà đầu tư cho thuê nhà vội thoát hàng -
Quan chức Fed: Cần hạ lãi suất để giữ thị trường lao động lành mạnh
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam