
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
Đây là ý kiến của bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang tại tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 15 năm 2023 diễn ra chiều 28/11 tại TP.HCM.
Trong phiên thảo luận thứ hai tại Diễn đàn với chủ đề “Cộng hưởng sức mạnh”, bà Thanh Mẫu đánh giá, M&A là phương tiện giúp nhà đầu tư có lợi nhuận nhanh, thu hồi vốn nhanh, hoạt động linh hoạt, thích ứng trong từng điều kiện, rổ hàng hoá cũng hấp dẫn hơn, đa dạng hơn về loại hình, sản phẩm.
![]() |
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang tại tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 15 năm 2023. Ảnh: Lê Toàn |
Tuy nhiên, bà nhận định, trong suốt thời gian qua, các thương vụ M&A tăng nhanh về số lượng cũng như quy mô các thỏa thuận, vì thế đã đến giai đoạn cần chất hơn là số lượng. Khi các doanh nghiệp bên mua hay bên bán nâng cao chất lượng hơn để cộng hưởng nguồn vốn, quản trị tốt hơn, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sau M&A cũng được người tiêu dùng đánh giá cao hơn.
Lấy ví dụ về các đơn hàng của Việt Nam gần đây bị lung lay vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu, bà Lưu Thị Thanh Mẫu nhấn mạnh ý nghĩa là việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ngành hàng từ góc độ M&A.
"Các ngành hàng đều có những tiêu chuẩn riêng, khi chúng ta tiếp cận các ngành hàng theo tiêu chuẩn thì sẽ đạt được mục tiêu kép theo định hướng Chính phủ và đáp ứng về phát triển bền vững để doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng cộng tác, M&A dự án, thương vụ đó. Đây là lý do Phúc Khang đã tiếp cận ESG, tiêu chuẩn xanh thế giới từ 10 năm trước", bà nói.

- Bà Lưu Thị Thanh Mẫu
Đối với bất động sản, dù có giai đoạn chững lại, nhưng theo bà Mẫu, đây lại là cơ hội tốt để cân lại rổ hàng hoá, đánh giá lại vị trí để có sự lựa chọn cả về chất lượng, vị trí và đạt được những giá trị dài hơn.
Nhưng bên bán cũng phải xác định mục tiêu của mình, vì không biết mục tiêu, giới hạn bao nhiêu, lợi nhuận, mục tiêu cải tiến là gì…, nên gần như bên thoái vốn không có chỉ số học tập, không xây dựng văn hoá học tập khi M&A. Phải có mục tiêu thì mới có sự thấu hiểu, mới chia sẻ được với đối tác, khi chia sẻ mới có sự đồng hành với họ.
Về tổng thể, bà Mẫu tổng kết, có 4 điều sẽ đạt được khi M&A: Nguồn vốn, tài chính; Hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm; Mở rộng thị trường; Tăng dịch vụ, tăng nguồn lực.
"Sau khi M&A thành công, phải coi đây như là cuộc hôn nhân có trách nhiệm, đồng hành cùng nhau. Khi có trách nhiệm việc chuyển giao sẽ hạnh phúc. Ở Phúc Khang, chúng tôi thành công với đối tác Nhật nên nhờ vậy tự tin khi làm việc với đối tác khác" bà Mẫu chia sẻ thêm.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort