-
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu -
Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22% -
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp
Cơ hội luôn ở đó
"Cách đây 15 năm, tôi đã nhận được câu hỏi có nên chọn Việt Nam và bây giờ vẫn là câu hỏi này", bà Bình Lê Vandekerckove, nhà sáng lập, Tổng giám đốc, Công ty Tư vấn thương vụ ASART bắt đầu phần thảo luận tại phiên I với chủ đề "Sức bật mới cho thị trường M&A” tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023.
Bà Bình Lê cho hay, 2014 có sự chững lại như năm 2023 nhưng sau đó đã tăng mạnh, đạt khoảng 15 tỷ USD vào năm 2017 (tổng số công bố và không công bố do ASART ước tính), thì với sự chững lại của năm 2023, chúng ta không nên quá bi quan, vì nếu nhìn từ hướng này, thì cùng một khoảng cách thời gian như vậy, chúng ta cũng có thể đạt đỉnh mới 20 tỷ USD.
"Điều này đồng nghĩa rằng, cơ hội luôn ở đó, luôn có. Khoảng 3 năm tới, chúng ta sẽ thấy thị trường M&A của Việt Nam đạt con số 20 tỷ USD”, bà Bình Lê Vandekerckove, nhà sáng lập, Tổng giám đốc, Công ty Tư vấn thương vụ ASART tin tưởng.
Bà Bình Lê Vandekerckove, nhà sáng lập, Tổng giám đốc, Công ty Tư vấn thương vụ ASART chia sẻ tại phiên thảo luận. |
Trong sự phát triển này của thị trường M&A, theo nhà sáng lập Công ty Tư vấn thương vụ ASART, có vai trò vô cùng quan trọng của Chính phủ.
"Khi đội ngũ ASART rà soát để thực hiện Báo cáo Hành trình M&A 15 năm của Việt Nam, có sự thú vị và đồng nhất với xu thế trên thị trường là sự tham gia, sự linh hoạt của Chính phủ Việt Nam. Đây là yếu tố quan trọng để hỗ trợ thị trường M&A phát triển. Khi các bộ luật được cập nhật, sửa đổi thì xu thế trên thị trường M&A tăng tốc. Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam tiếp tục lưu tâm hơn tới thị trường M&A, để hỗ trợ cho thị trường", bà Bình Lê khuyến nghị.
Ngoài ra, cơ hội còn đến từ vị thế của Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất trên thế giới, đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do và tới sẽ có thêm 1 hiệp định được ký kết.
"Nhiều cánh cửa cơ hội, thu hút nhiều khoản đầu tư đang mở ra. Chúng ta cần chung tay, giúp thị trường minh bạch hơn, đào sâu hơn vào các bản chất thương vụ, gia tăng giá trị cho các thương vụ”, bà Bình chia sẻ quan điểm.
Đồng tình với nhận định về các cơ hội M&A tại Việt Nam, ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie nói rằng: Việt Nam có những cơ hội tuyệt vời, nhưng không có quốc gia nào hoàn hảo.
"Còn nhiều thách thức và khó khăn. Khi người ta lựa chọn Đông Nam Á họ cũng có thể xem xét cơ hội từ các quốc gia lân cận Việt Nam. Các nhà đầu tư cũng chặt chẽ hơn khi đầu tư, vì không thể chỉ nhận tiền đầu tư rồi "đốt", mà không tạo ra lợi nhuận", ông Seck Yee Chung thẳng thắn.
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhâp xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam cũng đồng tinh khi cho rằng, thách thức trong việc thực hiện các thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn còn. Đó là thời gian thực hiện quy trình, thủ tục, hệ thống kế toán và kỳ vọng định giá quá cao của bên bán.
"Đây là những thách thức lớn nhất, nhưng cũng may là hầu hết các trường hợp chúng tôi đều vượt qua nhờ những nỗ lực của cả bên bán và bên mua", ông cho biết.
Thời gian hoàn tất thương vụ kéo dài cũng là lo ngại từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản khi so sánh với khoản thời gian hoàn tất 1 thương vụ M&A thông thường ở Nhật Bản hay EU. Tuy nhiên, ông Masataka “Sam” Yoshida gửi đến Diễn đàn thông tin tích cực là "Việt Nam vẫn là hấp dẫn so với Thái Lan và Myanma. Các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn muốn vào Việt Nam".
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhâp xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam. |
Thách thức vẫn còn, nhưng sẽ phải vượt qua
Ông Masataka “Sam” bình luận, Việt Nam đang ở giai đoạn phù hợp cho bất kỳ công ty Nhật nào. Tuy vậy, ông cũng đang nhìn thấy những vấn đề khác của thị trường M&A Việt Nam.
"Chúng tôi có hoạt động toàn cầu, nhưng tập trung 80% vào các thương vụ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, có một thực tế, Việt Nam đang thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các quốc gia châu Á khác như Singapore, Hàn Quốc…, nhưng lại thiếu vắng các công ty châu Âu. Các công ty Mỹ cũng có một chút, nhưng không nhiều", ông Masataka “Sam" làm rõ.
Tham gia cùng thảo luận, ông Khanh Vũ, Phó tổng giám đốc Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity cũng cho rằng, dù nhà đầu tư có sự lo ngại vấn đề địa chính trị, kinh doanh trong một thế giới thú vị, nhưng ngày càng phân tán, song yếu tố thúc đẩy họ chọn Việt Nam vì Việt Nam là một trong những quốc gia có kết nối tốt nhất trên thế giới thông qua các hiệp định tự do.
Nhưng có một điểm ông Khanh lưu ý, đó là cơ sở hạ tầng cần phải được đầu tư xây dựng bài bản hơn, nếu không, theo thời gian, các thứ khó khăn này sẽ cộng dồn, làm cho chi phí logistic sẽ tăng mạnh, qua đó làm giảm thu hút vốn đầu tư. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng đang là thách thức lớn với Việt Nam...
Dữ liệu từ KPMG Việt Nam cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2023, thị trường M&A Việt Nam có 265 giao dịch, đạt giá trị hơn 4,4 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị trung bình các thương vụ đạt 54,5 triệu USD cho thấy sự chuyển hướng của nhà đầu tư sang các khoản đầu tư chiến lược, cần nhiều tiềm lực tài chính hơn. Riêng thị trường huy động vốn thông qua hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Đông Nam Á cũng cho thấy sự ổn định, nhưng tổng số vốn IPO huy động chạm mức thấp nhất trong 8 năm qua.
Theo số liệu từ Deloitte (tính đến ngày 15/11/2023), các công ty ở Đông Nam Á đã huy động được khoảng 5,5 tỷ USD thông qua các thương vụ IPO từ đầu năm đến nay, giảm so với mức 7,6 tỷ USD huy động được từ 163 thương vụ IPO trong cả năm 2022. Trong đó, Việt Nam chỉ có 3 thương vụ niêm yết IPO huy động được khoảng 7 triệu USD trong 10,5 tháng đầu năm 2023.
Số lượng IPO thấp chủ yếu là do quy trình phê duyệt IPO và niêm yết được thắt chặt, đồng thời, lượng vốn rút ròng của các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn do các yếu tố toàn cầu và tại các quốc gia ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường trong năm 2023. Những điều kiện bất lợi này, cùng với diễn biến giảm điểm của VN-Index kể từ nửa đầu năm 2022, đã khiến những công ty có mong muốn IPO phải trì hoãn kế hoạch và chờ thời điểm thích hợp để niêm yết.
Hiện, Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế và nhiều chủ trương nhằm nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào năm 2024...
Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia nhìn nhận, khi thị trường khó khăn, sẽ có nhiều doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động M&A. Các động thái này sẽ có tác động phá băng và sớm đưa thị trường trở lại trạng thái sôi động.
Hơn nữa, thời điểm này được cho là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá tài sản hợp lý hơn.
-
VN-Index ngắt mạch giảm, cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt -
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh -
Siba Group sắp huy động vốn từ cổ đông để thanh toán công nợ -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp -
Cổ phiếu Novaland giảm sàn sau tin bị cắt margin, VN-Index giảm về 1.253 điểm -
Hơn 1,41 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong 8 tháng từ đầu năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang