-
Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG -
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành |
Ông nhận định thế nào về xu hướng M&A trong bối cảnh thị trường hiện nay, khi kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang có khó khăn nhất định. Liệu đây có phải là cơ hội cho các doanh nghiệp có tiềm lực vững mạnh và quản trị hiệu quả?
Thực tế, khi vận hành nền kinh tế thị trường và với sự phát triển năng động của nền kinh tế thì quy luật “đào thải” là điều tự nhiên. Các doanh nghiệp cũng có định hướng phát triển để tồn tại, mở rộng quy mô hoạt động và M&A được xem là cơ hội không chỉ cho người mua, mà cho cả người bán. Cách đây khoảng 20 năm, có nhiều người đặt câu hỏi, với xu thế của nền kinh tế thị trường thì xu hướng M&A sẽ thế nào. Tôi đã nói, đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường và rất bình thường. Do đó, với trách nhiệm của một người điều hành doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, có vị thế trên thị trường, trong thương trường thì luôn xem M&A là một xu thế, đồng thời có trách nhiệm với vấn đề này.
Tôi thường chia sẻ với các doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) về ý tưởng khởi nghiệp cũng như chiến lược kinh doanh ở lĩnh vực mà họ nuôi dưỡng, triển khai. Nhưng tôi cũng luôn có lời khuyên với họ, nếu cảm thấy chưa thực sự tự tin thì nên tìm một đơn vị khác cùng quy mô hoặc lớn hơn để hội nhập, sáp nhập và cùng nhau tồn tại, phát triển, như vậy sẽ tăng trưởng tốt hơn là đi một mình. Với các SME, trong quá trình phát triển, nếu nhân lực, tài lực, điều kiện còn hạn chế và nhận thấy khó vươn được đỉnh cao, cũng nên tìm một đơn vị khác để M&A. Điều quan trọng đối với các SME là chọn thời điểm thích hợp sáp nhập, không nên để tình hình hoạt động đi xuống mới tìm kiếm đối tác đàm phán bán lại và tính đến chuyện M&A, vì lúc này không chỉ giá thấp, mà cũng không thu hút được nhiều nhà đầu tư, đối tác mua lại doanh nghiệp của mình.
Với những chủ doanh nghiệp có tầm nhìn, trách nhiệm với đồng vốn của chính họ và đồng vốn của cổ đông, người lao động, thì khi cảm thấy lĩnh vực đang hoạt động không còn khả năng đứng một mình trên thương trường, chắc chắn họ sẽ sớm tìm đối tác để hợp tác. Ngược lại, ở góc độ người mua, nếu có điều kiện thì M&A chính là cơ hội để phát triển, tất nhiên phải chấp nhận chi phí cơ hội thông qua con đường “tắt” này. Do đó, không chỉ triển khai các thương vụ M&A cho TTC, mà cách đây khoảng 20 năm, khi còn điều hành ở Sacombank, tôi cũng đã sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng Đông Phương vào năm 2001. Ở thời điểm đó, Sacombank đã làm rất thành công việc sáp nhập thêm 2 ngân hàng này. Sau khi sáp nhập 2 nhà băng trên, Sacombank đã giữ lại nguồn nhân lực từ nhà băng bị sáp nhập và đưa vào các vị trí lãnh đạo chi nhánh cấp cao trong hệ thống Sacombank. Do đó, có thể nói, M&A là cơ hội để phát triển tốt hơn khi cung - cầu gặp được nhau trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường.
Tập đoàn TTC rất thành công trong M&A nhiều lĩnh vực |
Trong hoạt động M&A, TTC được biết đến là doanh nghiệp Việt Nam thực hiện “M&A ngược” khi mua lại doanh nghiệp nước ngoài - Tập đoàn Bourbon (Pháp) vào năm 2010 và nhiều thương vụ khác để mở rộng tầm hoạt động, thưa ông?
Trong khi thị trường thường “quen” với các thương vụ doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp Việt, thì TTC lại “đi ngược”, mua 2 nhà máy đường của nhà đầu tư Pháp là Bourbon Tây Ninh và Bourbon Gia Lai vào năm 2010. Tôi còn nhớ, vào năm 2010, Chủ tịch Tập đoàn Bourbon đã tìm đến và trao đổi về việc muốn tìm người để nhượng lại dự án mà ông đã ấp ủ rất lâu (sau 16 năm đặt nền móng cho nhà máy và phát triển tại thị trường Việt Nam). Lúc đó, Bourbon Tây Ninh là nhà máy đường lớn nhất tại Việt Nam, với công suất gần 10.000 tấn mía cây/ngày. Ngoài mía đường, nhà máy còn sản xuất điện sinh khối.
Điều mà Chủ tịch Bourbon làm tôi nhớ mãi là câu nói: “Với đứa con sinh ra sau 16 năm và trách nhiệm với những người nông dân đã gắn bó với Bourbon, nên tôi muốn tìm kiếm người tâm huyết như TTC để chuyển giao”. Thực sự tôi rất ngưỡng mộ các doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nhất là người Pháp, vì họ luôn đề cao trách nhiệm với cán bộ, nhân viên Bourbon và cả người dân trồng mía ở Tây Ninh cũng như Gia Lai. Điều đó cho thấy, tinh thần doanh nhân ở Bourbon rất lớn. Họ cũng đã tìm đến những người tâm huyết với ngành mía đường như TTC mới tiếp nối phát triển được chiến lược của Bourbon cũng như ngành mía đường Việt Nam nói chung. Bởi mục tiêu 1 triệu tấn đường mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra lúc đó vẫn còn dang dở.
Đến nay, sau 13 năm mua lại Bourbon, sáp nhập một số doanh nghiệp mía đường trong nước thì chiếc “thuyền lớn” mía đường TTC lại càng lớn hơn.
Năm 2017 đánh dấu cột mốc hợp nhất quan trọng khi chúng tôi hoàn tất thương vụ sáp nhập CTCP Đường Biên Hòa và CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh thành CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS), hoàn thiện mô hình Tổng công ty, quản lý tập trung tất cả các đơn vị kinh doanh ngành đường TTC. Hiện TTC AgriS sở hữu vùng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 71.000 ha, trải dài tại 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Australia. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, TTC AgriS đặt mục tiêu nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu toàn cầu lên 90.000 ha. Bên cạnh đó, ngoài việc mở rộng thị trường, nâng sản lượng, ngành nông nghiệp TTC AgriS còn mở rộng chuỗi giá trị theo chiều ngang và chiều sâu. Niên độ 2022 - 2023 là năm thứ 4 liên tiếp, sản lượng tiêu thụ đường của TTC AgriS đạt mức trên 1 triệu tấn. Đây cũng là doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 88 dòng sản phẩm đường. Chúng tôi đặt mục tiêu đạt 60.000 tỷ đồng (2,5 tỷ USD) doanh thu vào năm 2030.
Không chỉ thành công thương vụ M&A hai nhà máy đường của Bourbon, mà TTC còn mua lại nhà máy đường của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào năm 2017, cũng như mua lại một số nhà máy đường khác trong nước. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục mua lại một nhà máy đường ở Tây Ninh cuối năm nay và đầu năm 2024 sẽ mua lại một nhà máy đường của Ấn Độ ở Campuchia, với quy mô 5.000 tấn mía cây/ngày, nhằm mở rộng vùng nguyên liệu.
Không chỉ lĩnh vực mía đường, TTC đã áp dụng thành công chiến lược M&A ở mảng du lịch, bất động sản công nghiệp và giáo dục. Theo ông, ở thời điểm hiện nay cũng như sang năm 2024, cơ hội để thực hiện các thương vụ M&A có lớn hơn?
Theo tôi, thị trường đang có cơ hội M&A lớn cho những doanh nghiệp, doanh nhân có sự quản trị, kiểm soát, điều hành tốt để mở rộng quy mô hoạt động. Với mảng du lịch, vào cuối tháng 4/2014, chúng tôi mua lại gần 50% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của CTCP Du lịch Golf Việt Nam (Vinagolf). Sau đó, Vinagolf được đổi tên thành CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality).
Liên tục sau đó, hàng loạt động thái tái cơ cấu được thực hiện thông qua hình thức M&A mạnh mẽ. TTC đã hoàn tất việc mua hai khách sạn ở Phan Thiết, Bình Thuận là khách sạn 4 sao Park Diamond, hiện nay là khách sạn TTC Phan Thiết và khách sạn 2 sao 19/4 cũ, nay là TTC Palace Bình Thuận.
TTC cũng đã thành công trong việc mua lại khu nghỉ dưỡng Bàu Trúc (Ninh Thuận) và đầu tư nâng cấp Khu du lịch Dốc Lết (Khánh Hòa) đạt chuẩn 4 sao. Ngoài M&A, TTC còn hợp tác với doanh nghiệp khác để phát triển cơ sở lưu trú, như xúc tiến xây dựng khách sạn 4 sao ở Hội An.
TTC Hospitality hiện quản lý chuỗi gần 20 điểm đến tại 9 tỉnh, thành phố du lịch trọng điểm như Huế, Hội An, Nha Trang, Ninh Thuận, Phan Thiết, Đà Lạt, TP.HCM, Cần Thơ, Bến Tre... và tại Siem Reap (Campuchia). Với hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng 3 - 5 sao, các khu vui chơi, trung tâm hội nghị, nhà hàng, công ty lữ hành...
Mới đây nhất, chúng tôi mở rộng phân khúc thị trường qua M&A khách sạn 5 sao TTC Imperial Hotel tại Huế và sắp tới xem xét mua thêm một số khách sạn ở các tỉnh, thành phố mà du lịch TTC chưa có mặt, nhằm mở rộng quy mô hoạt động.
Còn đối với bất động sản công nghiệp, năm 2014, TTC đã M&A thành công Khu công nghiệp Thành Thành Công với tổng diện tích lên đến 1.020 ha tại tỉnh Tây Ninh. Sau đó, thông qua nhiều thương vụ M&A khác, tiêu biểu như việc mua lại thành công 5 lô đất gần 30 ha tại Khu công nghiệp Sóng Thần, chúng tôi chú trọng đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, nhà xưởng trải dài từ Tây Ninh, TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Cần Thơ… Hiện nay, cũng có nhiều đơn vị đặt vấn đề với TTC để chuyển giao một số dự án khác.
Theo kế hoạch, năm 2024, TTC dự kiến M&A để mở rộng thêm khu công nghiệp ở Tây Ninh, khoảng 500 ha và tiếp đến là mở rộng bất động sản công nghiệp ở Đức Trọng (Lâm Đồng). Với năng lượng, một số thương vụ M&A cũng bắt đầu được tìm kiếm để nhận chuyển nhượng. Tương tự, giáo dục cũng là lĩnh vực mà TTC đang từng bước tìm kiếm cơ hội để M&A, mở rộng hoạt động trong thời gian tới.
Làm thế nào để thành công trong việc nhận chuyển giao, tiếp nhận các đơn vị khác, nhất là việc tích hợp văn hóa giữa hai doanh nghiệp trong thời kỳ hậu M&A, thưa ông?
Điều này rất quan trọng, vì sau tiếp nhận một doanh nghiệp khác, nếu không thể hài hòa được sẽ rất khó, nhất là vấn đề văn hóa doanh nghiệp. TTC không chỉ là đơn vị đã thành công trong nhiều thương vụ M&A, mà chúng tôi có nhiều kinh nghiệm xử lý trong thời kỳ hậu M&A, nhất là về chính sách và quy trình tiếp nhận.
Trong đó, về vấn đề lao động, sau tiếp nhận chúng tôi sẽ có một đội ngũ “cán bộ khung” cốt cán của TTC xuống đào tạo lại, lưu dụng người lao động; đánh giá, phân loại, xếp loại, giao thêm nhiệm vụ hoặc giảm bớt công việc... nhằm tạo mọi điều kiện để người lao động ở đơn vị mới có thể hội nhập vào TTC một cách tốt nhất. Vì thực tế không ai có thể hiểu hết văn hóa của vùng miền bằng chính người ở địa phương nên chúng tôi rất linh hoạt, kinh nghiệm trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ từ đơn vị sáp nhập, để giúp họ có thể hòa nhập một cách tốt nhất vào văn hóa của Tập đoàn TTC.
-
Doanh nhân Mã Thanh Danh: Kinh doanh giống như chơi bóng đá -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử