Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Masan High-Tech Materials được đề cử Giải thưởng "Khoáng sản ASEAN"
Khánh Ngọc - 10/10/2021 12:32
 
Masan High-Tech Materials (công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan) hiện là doanh nghiệp khoáng sản duy nhất tại Việt Nam sở hữu nền tảng chế biến vonfram hàng đầu thế giới.

Ngoài khai thác và vận hành mỏ đa kim Núi Pháo (Đại Từ - Thái Nguyên), Masan High-Tech Materials hiện có các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc. Từng bước trở thành doanh nghiệp Việt có quy mô toàn cầu, hiện thực hóa mục tiêu nâng tầm nguồn tài nguyên chiến lược của Việt Nam.

Nhà máy chế biến hiện đại của Masan High-Tech Materials tại mỏ đa kim Núi Pháo - Việt Nam

Từ doanh nghiệp khai thác khoáng sản đến nhà cung cấp vật liệu công nghiệp công nghệ cao toàn cầu

Công đoạn chế biến đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị khoáng sản. Sau khai thác, công nghệ chế biến sẽ quyết định quặng nguyên khai có chất lượng và giá trị thấp sẽ trở thành các sản phẩm khoáng sản thương mại có chất lượng và giá trị cao hơn. Sản phẩm cuối được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp.

Những năm trước đây, ngành khoáng sản của Việt Nam chủ yếu dừng ở việc khai thác, mảng chế biến khoáng sản còn đi sau các nước trên thế giới rất nhiều. Hiện nay, vấn đề này đã hoàn toàn thay đổi khi Masan High-Tech Materials sở hữu nền tảng chế biến vonfram hàng đầu thế giới.

Năm 2010, nhận thấy sự cần thiết của việc khai thác, bảo vệ, nâng tầm giá trị nguồn tài nguyên Vonfram quý giá của Việt Nam, Tập đoàn Masan đã mua lại mỏ đa kim Núi Pháo từ các doanh nghiệp nước ngoài. Sau đó, thành lập Công ty Masan Resources (tiền thân của Masan High-Tech Materials), tái cấu trúc và chính thức khởi động Dự án Núi Pháo. Masan High-Tech Materials đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu USD vào mỏ Núi Pháo khi khu vực này vẫn là một dải đất trống.

Mỏ Núi Pháo xuất xưởng những tấn sản phẩm đầu tiên năm 2014. Đây là một cột mốc quan trọng có ý nghĩa với thị trường khoáng sản quốc tế vì Núi Pháo là mỏ vonfram mới đầu tiên trên thế giới chính thức đi vào hoạt động với ưu điểm là chi phí sản xuất thấp.

Tháng 6/2020, đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với Masan High-Tech Materials nói riêng và ngành khoáng sản của Việt Nam nói chung khi doanh nghiệp này hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram toàn cầu của H.C. Starck Tungsten Powders (HCS). Nguồn cung APT sơ cấp ổn định với giá thành thấp từ Masan High-Tech Materials kết hợp với năng lực tái chế của HCS sẽ mang đến cho Công ty lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Thông qua thương vụ này, Masan High-Tech Materials đã khẳng định tiềm lực, vị thế của doanh nghiệp Việt có khả năng quyết định cán cân xuất khẩu vonfram thế giới, đưa ngành khai khoáng của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Như vậy, sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, Masan High-Tech Materials đã đánh thức mỏ Núi Pháo và thiết lập một chuẩn mực mới trong ngành khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Công ty cũng chuyển mình thành công từ một doanh nghiệp khai thác khoáng sản, trở thành nhà cung cấp vật liệu công nghiệp công nghệ cao toàn cầu.

Nhân sự đẳng cấp quốc tế, khai khoáng bền vững có trách nhiệm theo thông lệ chuẩn quốc tế

Hiện thực hóa mục tiêu “biến” nguồn tài nguyên chiến lược Việt Nam thành vật liệu công nghệ cao toàn cầu, Masan High-Tech Materials là nơi quy tụ một đội ngũ chuyên gia xuất sắc nhất trong ngành khai khoáng. Đó là những chuyên gia có trung bình 15 năm kinh nghiệm từ các mỏ lớn nổi tiếng trên thế giới như Barrick Gold, Riotiato, BHP Billiton, Sepon… đến làm việc tại Việt Nam.

Đội ngũ này đã hỗ trợ Masan High-Tech Materials trong chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm, giúp công ty nhanh chóng bắt nhịp với công nghệ khai thác tiên tiến nhất. Các chuyên gia này cũng góp phần hình thành và phát triển một thế hệ chuyên gia khai khoáng Việt Nam có khả năng tham gia vận hành bất cứ dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản tiên tiến nào trên thế giới. 

Phòng R&D của Masan High-Tech Materials tại Việt Nam

Công nghệ sản xuất hiện đại, quy trình quản lý mỏ nghiêm ngặt, chính sách phát triển bền vững cho cộng đồng cùng sự tuân thủ các quy định trong bảo vệ môi trường của Masan High-Tech Material đã được nhiều chuyên gia đầu ngành, tổ chức uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

“Chúng tôi quan niệm rằng, phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được giao phó; cẩn trọng hoạch định các hoạt động để đem đến lợi ích hiện tại cũng như lợi ích lâu dài cho con người, môi trường và sự thịch vượng chung. Đây chính là cách chúng tôi đảm bảo phát triển bền vững”, ông Craig Bradshaw, Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials chia sẻ.

Mới đây, tại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về khoáng sản lần thứ 8 (AMMin), Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) lần thứ 21 và Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN + 3 về khoáng sản (ASOMM+3) lần thứ 14, Masan High-Tech Materials là đại diện tiêu biểu của Việt Nam được Bộ Tài Nguyên và Môi trường lựa chọn đề cử Giải thưởng “Khoáng sản ASEAN”.

Mitsubishi Materials đầu tư 90 triệu USD vào Masan High-Tech Materials
Công ty cổ phần Masan High-Tech Materials (MHT) công bố đã hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược với Mitsubishi Materials Corp (MMC)
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư