Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Tiêu điểm kinh doanh trong tuần
Masan tham vọng với Vonfram; VinES bắt đầu sản xuất pin LFP; Petrolimex giữ vốn Nhà nước trên 75%
Khánh An tổng hợp - 19/11/2022 09:05
 
VinES khai trương Nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP; Masan tham vọng với Vonfram; Petrolimex tiếp tục giữ tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 75% đến năm 2025. Thaco Agriculture sẽ nuôi bò tại Lào...

Petrolimex tiếp tục giữ tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 75% đến năm 2025

Trong tờ trình ĐHĐCĐ bất thường 2022, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã trình bày về chiến lược tái cấu trúc, thoái vốn, sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025.

;
 Theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, Petrolimex giữ nguyên tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại Tập đoàn là 75,87% vốn điều lệ

Cụ thể, theo đề án tái cơ cấu, Petrolimex cho biết dù đã có lộ trình thoái vốn về mức trên 50-65%, nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hồi tháng 9/2022 đã ban hành chỉ đạo về việc giữ nguyên tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại Tập đoàn, cụ thể là 75,87% vốn điều lệ trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, Tập đoàn sẽ duy trì tỷ lệ này trong giai đoạn nêu trên.

Đối với các công ty thành viên, Petrolimex cho biết trong giai đoạn 2022-2023 sẽ tập trung thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Tuy nhiên, với các công ty thuộc mảng kinh doanh xăng dầu - cũng là mảng cốt lõi, Petrolimex sẽ đảm bảo nắm quyền sở hữu chi phối trong giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, Tập đoàn sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ sở hữu 100% với 43 công ty trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trực thuộc; giữ tỷ lệ 100% sở hữu tại Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore. Riêng Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào sẽ có lộ trình thoái vốn trực tiếp hoặc gián tiếp 100% cổ phần.

Đối với các công ty thuộc ngành nghề kinh doanh có liên quan phục vụ trực tiếp ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh khác, Tập đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và xây dựng các phương án tái cơ cấu cụ thể, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tiễn và điều kiện phát triển của Tập đoàn để đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Trong đó, với các công ty thuộc ngành nghề kinh doanh phục vụ trực tiếp mảng xăng dầu, Petrolimex sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ trên 50% với Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex, Tổng công ty Gas Petrolimex,  CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex, Công ty TNHH Liên doanh kho ngoại quan Vân Phong. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ giữ tỷ lệ sở hữu 35% tại Công ty TNHH BP Petco.

Với các công ty thuộc ngành nghề khác, Petrolimex dự kiến thoái 100% vốn tại Tổng công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex, và duy trì nắm giữ 40.95% tỷ lệ sở hữu tại Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex.

ĐHĐCĐ bất thường 2022 của Petrolimex sẽ diễn ra vào lúc 8h30 ngày 06/12/2022.

Masan tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram

Dự án Nhà máy tái chế Vonfram là dự án trọng điểm mà Masan đang dồn toàn lực để nghiên cứu triển khai, với tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực.

,
Công ty TNHH Vonfram Masan – MTC

Masan đã chọn H.C. Starck GmbH – công ty hàng đầu về công nghệ tinh luyện Vonfram của CHLB Đức với bề dày lịch sử 100 năm hoạt động và cũng là một trong số ít các công ty trên thế giới có nền tảng tái chế Vonfram toàn diện và thân thiện với môi trường.

Năm 2020 Masan đã mua lại toàn bộ nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C. Starck, Masan với tổng công suất vào khoảng 13.300 tấn sản phẩm Vonfram có giá trị cao, đưa Việt Nam trở thành nhà sản xuất Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc.

Cùng H.C. Starck, Masan đã mở rộng thị trường và mạng lưới khách hàng đến hơn 50 quốc gia, giúp gia tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Vonfram quốc tế; tạo ra cơ hội để đào tạo và phát triển các chuyên gia kỹ thuật trong ngành vật liệu công nghệ cao của Việt Nam.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cho biết, Masan đang tiếp tục cùng với H.C. Starck tìm hiểu, nghiên cứu, tiến tới triển khai dự án xây dựng nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án sẽ là đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sơ cấp từ hoạt động khai thác khoáng sản.

Masan vừa cùng với H.C. Starck ký kết thỏa thuận đầu tư 45 triệu bảng Anh vào Nyobolt - một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh.

“Đến năm 2027, Masan không những là nhà cung ứng vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới mà còn trực tiếp tham gia, dẫn dắt thị trường các sản phẩm tiêu dùng công nghệ toàn cầu trong một tương lai không xa, mà pin hiệu suất cao mới chỉ là sản phẩm bước đầu”, ông Danny Le chia sẻ.

VinES khai trương Nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP tại Khu Kinh tế Vũng Áng

Ngày 18/11, tại Khu Kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Công ty cổ phần Giải pháp Năng lượng VinES (thành viên Tập đoàn Vingroup) và Công ty Gotion, Inc (thành viên Gotion High-Tech) đã động thổ Dự án Nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP với tổng mức đầu tư gần 6.330 tỷ đồng (275 triệu USD).

,
Khánh thành nhà máy sản xuất pin LFP đầu tiên tại Việt Nam,

Dự án này có quy mô 14 ha với công suất thiết kế 5 GWh/năm, tương đương khoảng 30 triệu cell pin/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Phạm Thuỳ Linh , Tổng giám đốc Công ty VinES nhấn mạnh: "Nằm ngay cạnh nhà máy sản xuất pack pin VinES trong Khu Kinh tế Vũng Áng, nhà máy mới này sẽ hoàn thiện chu trình sản xuất khép kín pin LFP tại Việt Nam, qua đó nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trên các dòng xe điện VinFast, giúp tối ưu hiệu quả sản xuất, đồng thời mở ra những cơ hội phát triển mới cho ngành công nghiệp xe điện và năng lượng sạch của Việt Nam”.

Sản phẩm của nhà máy là cell pin sạc LFP (Lithium Iron Phosphate) sử dụng chủ yếu cho pin xe ô tô điện và hệ thống lưu trữ điện năng (ESS)

Dự kiến, nhà máy sẽ bắt đầu đi vào sản xuất đại trà từ quý 3/2024 và trở thành nhà máy sản xuất pin LFP đầu tiên tại Việt Nam, góp phần tạo ra hàng trăm việc làm mới cho người dân địa phương.

n

VinFast Store tại Trung tâm Thương mại Yorkdale, Toronto, Canada.

Trước đó, ngày 16/11/2022, VinFast đã phát đi thông tin chính thức về việc khai trương VinFast Store đầu tiên tại Trung tâm Thương mại Yorkdale, Toronto, Canada.

7 cửa hàng và trung tâm hậu mãi tiếp theo dự kiến sẽ được khai trương ngay trong cuối năm nay, bao gồm  tại CF Carrefour Laval, Quebec và Trung tâm Thương mại Park Royal tại Vancouver, British Columbia.

Chuỗi VinFast Store tại Canada nằm trong chiến lược gia nhập thị trường Canada, trong đó 8 cửa hàng và trung tâm hậu mãi khai trương trong năm 2022 sẽ là những địa chỉ đầu tiên trong mạng lưới tiếp cận và xây dựng mối quan hệ cá nhân hóa với khách hàng Canada, nhằm đảm bảo sự tin cậy và thuận tiện trong suốt hành trình mua và sở hữu xe điện VinFast.

Thaco Agriculture sẽ nuôi bò quy mô lớn trên diện tích hàng ngàn ha tại Lào

Theo Thaco, từ năm 2019, Thaco đã tiếp quản các nông trường của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) tại các tỉnh Nam Lào (như tỉnh Attapeu, Sekong giáp với tỉnh Kontum và Quảng Nam – Việt Nam) với diện tích 24.000 ha.

,
Năm 2022, Thaco Agriculture tiếp tục đầu tư, mở rộng hệ thống trang trại chăn nuôi tại Việt Nam và các trang trại chăn nuôi bò sinh sản tại các Khu liên hợp trồng cây ăn trái tại Lào, Campuchia.

Tại đây, Công ty đang trồng các loại cây ăn trái như chuối, xoài, dứa… và cây công nghiệp cao su. Thaco cũng đã lập công ty nông nghiệp riêng là Thaco Agriculture. Theo kế hoạch, Thaco Agriculture sẽ triển khai các trang trại nuôi bò với quy mô lớn.

Để đáp ứng nhu cầu trên, Thaco thông báo tuyển dụng các sinh viên đã tốt nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học Việt Nam nhưng chưa có việc làm. Nhân sự sẽ được đào tạo tại Trường cao đẳng Thaco. Mức lương khởi điểm 9 triệu đồng/tháng, thử việc 2 tháng.

Năm 2022 được biết là năm thứ hai Thaco theo đuổi cấu trúc đa ngành, với mục tiêu doanh thu 107.633 tỷ đồng, trong đó, xuất khẩu là 533 triệu USD. Kết thúc nửa đầu năm, doanh thu hợp nhất của Thaco đã đạt gần 50.000 tỷ đồng và xuất khẩu hơn 178 triệu USD.

Riêng Thiso, năm 2021 gây chú ý với thương vụ mua lại Emart tại Việt Nam, bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Emart Gò Vấp và các dự án đang phát triển ở Việt Nam. Đây theo chia sẻ của Chủ tịch Trần Bá Dương là mảng ghép cuối cùng cho chiến lược “1 điểm đến – đa tiện ích” của Tập đoàn.

Theo kế hoạch, Thiso Retail sẽ đạt 20 siêu thị trong 5 năm tới, mục tiêu doanh thu đến năm 2026 là 1 tỷ USD, trở thành đại siêu thị có thị phần số 1 tại Việt Nam. Mới đây, Công ty đã ra mắt Emart Sala Thủ Thiêm có diện tích hơn 6.000m2, là đại siêu thị nằm trong Trung tâm thương mại Thiso Mall, vừa được chính thức khai trương vào 3/11/2022. Đây là siêu thị thứ 2 sau Emart Gò Vấp của thương hiệu bán lẻ đến từ Hàn Quốc sau 7 năm vào Việt Nam.

Lộ trình đến năm 2023, Công ty sẽ mở thêm Emart Hồ Tây – Hà Nội, Emart Biên Hòa. Riêng Emart Biên Hòa muốn trở thành siêu thị/trung tâm thương mại có doanh thu lớn nhất tỉnh Đồng Nai.

Tập đoàn Masan bày tỏ mong muốn Đức hỗ trợ phát triển vật liệu công nghệ cao
Tối 13/11, Hội nghị bàn tròn Doanh nghiệp Việt Nam– Đức đã diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng hai nước. Tại Hội nghị, ông Danny Le, Tổng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư