Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Máy bay mất tích: Nghi có mảnh vỡ gần Thổ Chu; lộ diện hành khách mất hộ chiếu
PV - 09/03/2014 16:36
 
Diễn biến mới nhất vụ máy bay Malaysia mất tích, một vật thể trôi trên biển nghi đồ dùng của máy bay mất tích vừa được phát hiện cách đảo Thổ Chu (Việt Nam) khoảng 100 km. Trong khi đó, công tác tìm kiếm các dấu vết liên quan đến những hành khách được cho là sử dụng hộ chiếu giả vẫn đang được tiếp tục. 5 tàu Việt Nam đã tiếp cận khu vực nghi vấn vết dầu loang Máy bay Malaysia mất tích: Không loại trừ bị khủng bố
TIN LIÊN QUAN

Đến 16h ngày 9/3, ông Đinh Việt Thắng - Cục phó Cục Hàng không, Trưởng ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không cho biết, việc phát hiện vật thể trên biển nghi của máy bay mất tích là diễn biến mới trong công tác tìm kiếm.


Ông Thắng cho hay, hiện trực thăng và tàu cảnh sát biển của Việt Nam, Malaysia đang trên đường đi xác minh vật thể nghi vấn này. Sớm nhất là 19h tối nay, trực thăng và tàu cảnh sát biển của Việt Nam sẽ tiếp cận được vật thể. Khoảng 19h30 thì tàu của Malaysia sẽ tới nơi. Trước đó, khoảng 15h 30, một số tàu bay và tàu biển từ hiện trường tìm kiếm báo cáo quay về căn cứ tiền phương tại Phú Quốc để nạp nhiên liệu. Các phương tiện sẽ tiếp tục lên đường ngay sau đó.

15h, ngay sau khi tiếp nhận thông tin mới về vật thể nghi là của máy bay Malaysia mất tích hôm qua trong vùng FIR của Việt Nam, không khí làm việc khẩn trương và tập trung cao độ được tổ chức trên toàn bộ lực lượng tìm kiếm huy động của cả nước. Việc cấp báo liên tục được phát đi tới các bộ phận ứng trực và điều động.

Vị trí phát hiện đồ dùng lạ cách đảo Thổ Chu khoảng 100km về phía Nam Tây Nam.

Vị trí phát hiện đồ dùng lạ cách đảo Thổ Chu khoảng 100km về phía Nam Tây Nam 14h40, Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không nhận tin báo khẩn, phát hiện có dấu hiệu khả nghi về máy bay Maylaysia mất tích 08 độ 21''36' E - 103 độ 13''30N.

Cụ thể, lực lượng tìm kiếm thấy có đồ dùng khả nghi trôi trên biển tại vị trí cách đảo Thổ Chu 100km về phía Nam Tây Nam. Tin báo về Sở Chỉ huy đến từ tàu bay tham gia tìm kiếm của Singapore. Sở đã lập tức điều gấp trực thăng Mi-171 và tàu biển đến tọa độ này để kiểm tra cụ thể.

Có hình ảnh vật khả nghi là từ máy bay mất tích gần đảo Thổ Chu

Lãnh đạo Sở Chỉ huy gọi điện báo cáo UB Quốc gia tìm kiếm cứu nạn
về vệc phát hiện đồ dùng lạ trên biển nghi của máy bay mất tích.


14h35, các thành vên Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không nêu ý kiến, ngoài Sở chỉ huy đầu não tại Hà Nội, sẽ đề xuất thiết lập thêm Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không nữa tại TPHCM và Sở chỉ huy hiện trường tại đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Ngành hàng hải cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch của mình.

14h30, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không nhấn mạnh đến vấn đề tìm hộp đen máy bay và ghi âm buồng lái. Tuy nhiên, khả năng này Việt Nam khó thực hiện nên sẽ phải nhờ Mỹ can thiệp.

Việc trục vớt máy bay, phân tích hộp đen và giải mã ghi âm buồng lái Việt Nam làm được và sẽ chủ trì việc kết luận với sự tham gia của các chuyên gia hàng không.

Theo "kịch bản", UBND địa phương và UB Quốc gia tìm kiếm cứu nạn sẽ thu thập chứng cứ, mảnh vỡ (nếu có). Bộ Công an, Y tế, Ngoại giao sẽ tham gia xử lý các vấn đề liên quan đến con người/hành khách như cấp cứu, giám định ADN, thủ tục ngoại giao...

Máy bay mất tích: Nghi có mảnh vỡ gần Thổ Chu

Khu vực phát hiện vật thể khả nghi có tọa độ nằm trong vùng biển của Việt Nam
(Phần bên trong đường kẻ xanh, gạch chéo trên bản đồ thể hiện vùng biển Việt Nam).

14h5, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không xác định, việc tìm kiếm máy bay mất tích, nếu thấy trong vùng FIR của Việt Nam thì Việt Nam sẽ phải chủ trì trong công tác điều tra, kể cả điều tra về người và phương tiện, công việc này sẽ phải lên kế hoạch để báo cáo Phó Thủ tướng.

Trong đó, Sở chỉ huy kiến nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo tìm kiếm toàn bộ những gì còn sót lại của máy bay để đưa về căn cứ tiền phương là huyện đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Dự kiến khi đó sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh như ăn - ở đối với khoảng 800 thân nhân các nạn nhân và quan chức cần giao cho địa phương bố trí. Vấn đề tiếp theo là công tác điều tra tai nạn, công tác này do Ủy ban Quốc gia về điều tra tai nạn thực hiện, sẽ phải điều tra đối với người/nạn nhân, máy bay...

Dự kiến ủy ban điều tra quốc gia do Bộ GTVT có vai trò làm chủ tịch và các thành viên là cơ quan chức năng, ngành chức năng có liên quan. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ mời thêm các đơn vị khai thác (Malaysia), thiết kế và chế tạo máy bay (Mỹ), nước có nhiều người trên chuyến bay nhất như Trung Quốc... tham gia ủy ban điều tra.

Máy bay mất tích: Nghi có mảnh vỡ gần Thổ Chu; lộ diện hành khách mất hộ chiếu

Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không hội ý khẩn về những vấn đề cấp bách liên quan đến việc tìm kiếm.

Trong khi đó, ở một diễn biến khác, liên quan đến mối nghi ngờ về các hành khách trên máy bay sử dụng hộ chiếu giả, Cổng thông tin Sina dẫn báo địa phương Trung Quốc đưa tin, người đàn ông có số hộ chiếu trong danh sách mà hãng Malaysia Airlines cung cấp không hề đi du lịch ở Malaysia và vẫn ở nhà tại Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến.

Người đàn ông họ Du (Yu), 37 tuổi, cho biết làm hộ chiếu từ năm 2007 nhưng chưa sử dụng bao giờ, cũng không làm mất, mà luôn cất trong nhà. Ông khẳng định chưa hề rời khỏi Phúc Thanh, cũng không đi du lịch Malaysia. Trong quyển hộ chiếu ông cung cấp không hề có dấu xuất nhập cảnh.

Tuy nhiên số hộ chiếu của ông lại có trong danh sách hành khách trên chuyến bay của hàng không Malaysia bị mất tích. Mã số giống số của ông Du, nhưng tên thì khác.

Ngoài ông Du, còn một trường hợp khác là hành khách của chuyến bay bị nghi dùng hô chiếu giả nữa. Các hộ chiếu đều ghi do công an Phúc Kiến cấp, nhưng mã số hoặc danh tính cá nhân trong đó không khớp với các hộ chiếu thật.

Máy bay mất tích: lộ diện hành khách mất hộ chiếu

Ông Du cho xem quyển hộ chiếu có số G25634718 xuất hiện trong danh sách hành khách của chiếc máy bay mất tích. Trong danh sách, số hộ chiếu này của người tên Zhao Qiwei. Ảnh: Mnw.cn

Trước đó, vào sáng nay, giới chức Malaysia cho biết đang điều tra danh tính xác thực của 4 hành khách trên chiếc phi cơ chở 239 người bị mất tích, sau khi công an Trung Quốc xác định có hai công dân nước này dùng hộ chiếu giả để lên máy bay.

Một người trong các hành khách này mua vé thông qua China Southern Airlines - hãng hàng không Trung Quốc, bay code share với Malaysia Airlines. Các nhà điều tra đang xác minh danh tính của những hành khách trên qua các Đại sứ quán liên quan ở Malaysia.

Ngoài ra, hai người châu Âu là Christian Kozel, 30 tuổi, người Áo, và Luigi Maraldi, 37 tuổi, người Italy, đã bác bỏ việc có mặt trên chuyến bay bị mất tích, dù họ có tên trong danh sách bay. Hai người cho biết hộ chiếu của họ bị ăn cắp tại Thái Lan lần lượt vào năm 2012 và 2013. Họ đã gọi điện cho gia đình xác nhận rằng họ vẫn bình an.

Việc các hộ chiếu bị mất được đem ra sử dụng bởi một số hành khách đi trên chuyến bay MH370 khiến các chuyên gia lo ngại khả năng máy bay có thể đã bị khủng bố. Giới chức điều tra Malaysia cho biết họ không loại bỏ bất cứ khả năng nào, và đã yêu cầu sự hỗ trợ của Cục điều tra liên bang Mỹ FBI.

ông Du (người Trung Quốc) không hề mất hộ chiếu và chưa từng lên máy bay

Ông Du không hề rời Phúc Kiến và cũng không đánh mất hộ chiếu. Ảnh: Mnw.cn

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư