-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (Mcredit) vừa công bố hình ảnh logo, bộ nhận diện thương hiệu mới cùng chiến lược chuyển dịch “khách hàng là trung tâm” với kỳ vọng tạo nên một bước đột phá trong hành trình mới.
Sự thay đổi này hướng tới mục tiêu đưa Mcredit trở thành công ty tài chính số thuận tiện nhất, mang đến trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng trong 5 năm tới với vị trí Top 1 về hiệu quả hoạt động trong ngành tài chính tiêu dùng.
Mcredit có tiền thân là Công ty Tài chính TNHH MTV MB với hai cổ đông lớn là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Shinsei Bank (Nhật Bản). Shinsei Bank sở hữu Công ty tài chính tiêu dùng Shinsei Finance đứng vị trí top 3 trên thị trường về cho vay tiền mặt tiêu dùng tại Nhật Bản.
Ông Lê Quốc Ninh, Tổng giám đốc Mcredit cho rằng, sự thay đổi về chiến lược định vị và bộ nhận diện thương hiệu này như một “bước chuyển mình” quan trọng và cần thiết để Mcredit hiện thực hóa mục tiêu Top 1 về hiệu quả và Top 2 về quy mô hoạt động. |
Mcredit cung cấp 3 sản phẩm chính: cho vay tiền mặt, cho vay trả góp và thẻ tín dụng. Mcredit đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, liên kết với nhiều đối tác uy tín để phát triển mạng lưới phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành. Tính đến hết tháng 9/2021 Mcredit đã có hơn 1782 điểm tư vấn dịch vụ, 135,445 điểm thu hộ, chi hộ tại hệ thống của MB, Viettel, Vnpost, Momo, Payoo…
Năm 2021, Mcredit đã đưa App tài chính thông minh vào hoạt động, giúp khách hàng có thể giao dịch trực tuyến tiện dụng và nhanh chóng.
Sau 5 năm hoạt động, Mcredit đã phục vụ được hơn 1,5 triệu khách hàng và vươn lên vị trí Top 4 về quy mô của công ty tài chính tiêu dùng lớn tại Việt Nam.
Đặt mục tiêu mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng Việt, Mcredit đưa ra chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 5 năm tới tập trung vào phát triển các dịch vụ, giải pháp thuận tiện với triết lý “khách hàng là trung tâm”.
Theo ông Lê Quốc Ninh, Tổng giám đốc Mcredit, 5 năm là một chu kỳ để Mcredit nhìn lại những thành tựu mà mình đã đạt được và những việc mình chưa làm được.
Vào thời điểm năm 2016 khi Mcredit được thành lập, thị trường đã có gần 20 công ty tài chính lớn nhỏ. Tuy nhiên chỉ sau 5 năm, Mcredit có thể phục vụ được hơn 1,5 triệu khách hàng. Trong 5 năm tới, Mcredit đặt tham vọng vươn lên Top 1 về hiệu quả và Top 2 về quy mô hoạt động.
Bên cạnh đó, Mcredit còn tích cực nghiên cứu các giải pháp công nghệ số để cho ra mắt hệ sinh thái tài chính số thông minh thông qua website và ứng dụng trên thiết bị di động.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính riêng nhóm các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, dư nợ đạt khoảng 130.000 tỷ đồng, với hơn 30 triệu lượt khách hàng được phục vụ. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, 60% người dân có thu nhập thấp và trung bình, nhu cầu vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Tuy nhiên, "tín dụng đen" đang là một áp lực cạnh rất lớn với chính các kênh cho vay tiêu dùng chính thống. Hiện có khoảng 47% người Việt tham gia vay tiền, nhưng chỉ 18,5% là vay từ những tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính chính thức, phần còn lại là vay từ người thân, bạn bè hoặc "tín dụng đen". Thực tế, các app cho vay tiêu dùng đang nở rộ với nhiều biến tướng.
Trước đó Mcredit hợp tác với Công ty TNHH The Boston Consulting Group (BCG). Trong giai đoạn 5 năm tới, BCG sẽ tư vấn cho Mcredit về xây dựng chiến lược kinh doanh để đưa ra tầm nhìn, chuyển đổi mô hình hoạt động, mở rộng cơ sở khách hàng, xây dựng các kênh phân phối đổi mới sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ giai đoạn 2021-2025.
Về nối lương duyên với Shinsei Bank, sau khi đã thành công với Mcredit, mới đây Shinsei Bank tiếp tục “bắt tay” với MB để thiết lập liên doanh Ngân hàng thương mại tại Campuchia. Với quy mô vốn điều lệ tối thiểu 75 triệu USD, MB sẽ thực hiện chuyển nhượng tới 49% vốn cho đối tác chiến lược và ra mắt Ngân hàng liên doanh đầu tiên của Việt Nam tại nước ngoài.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025