-
Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập -
Ông Phạm Minh Tuấn: Muốn M&A thành công hai bên cần hiểu nhau -
Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án mới, với tính tuân thủ cao -
Kết thúc vòng chung tuyển, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 chọn được "các top" -
Quỹ PE quay trở lại thị trường M&A -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/11/2024
Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia và được chọn là năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa 2 quốc gia đã trải qua hơn 1 nửa thế kỷ, được ghi dấu bởi rất nhiều thành tựu hợp tác.
Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam góp mặt là nhà đầu tư lớn tại Campuchia và Metfone – thương hiệu của Tập đoàn Viettel đang là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho chính phủ và xã hội Campuchia. 13 năm ở đất nước chùa Tháp, Metfone trở thành thương hiệu số 1 trong lĩnh vực viễn thông với hơn 9 triệu khách hàng, chiếm 43% thị phần viễn thông.
Người dân Campuchia đánh giá Metfone là một doanh nghiệp thân thiện, lắng nghe, và thấu hiểu khách hàng. Nhưng không chỉ vậy, những năm qua, với sự chuyển động quyết liệt trong lĩnh vực số, Metfone đang đóng vai trò tiên phong chuyển đổi số tại Campuchia.
Từ nội bộ, Công ty đã xây dựng và triển khai toàn diện hệ sinh thái số với các hoạt động marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Hiện nay, nhân viên của Mefone có thể bán hàng từ App mBCCS, quản lý cập nhật hình ảnh kênh từ App Mstation. 100% các điểm bán của Metfone hiện đã sử dụng App Mdealer để đăng ký thông tin, scan sim. Nền tảng với các hoạt động marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng của Metfone đạt hơn 10 triệu người đăng ký và theo dõi trên Facebook, Youtube, Tiktok, Telegram, CamID.
Đối với dịch vụ cung cấp ra bên ngoài, Metfone thực hiện nhiều chiến lược chuyển dịch số trên nhiều lĩnh vực. Ở cấp Chính phủ, Metfone là doanh nghiệp hiếm hoi ký hợp tác toàn diện thực hiện chiến lược chuyển đổi số cho Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ tài chính.
Trong cộng đồng doanh nghiệp, Metfone là đơn vị đầu tiên kiến tạo được một mạng lưới ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp kết nối và cung cấp các công cụ hỗ trợ kinh doanh, đặc biệt là trong đại dịch Covid. Trong đó, giải pháp công nghệ thông tin B2B, Digital và tài chính số chiếm hơn 10% Tổng doanh thu.
Lễ bàn giao 26 cầu truyền hình cho Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia |
Với khách hàng cá nhân, Metfone đã đưa tỷ lệ khách hàng data đạt mốc 91% trong đó 95% là khách hàng 4G, cao nhất tại các thị trường mà Viettel đầu tư. Siêu ứng dụng CamID của Metfone ra mắt tháng 4/2021 có tổng 5 triệu người cài đặt, trong đó có 1 triệu khách hàng sử dụng thường xuyên. Siêu ứng dụng này hướng tới việc mỗi người dân Campuchia sẽ có một ID, không chỉ thuê bao Metfone mới dùng super-app CamID mà thuê bao mạng khác cũng có thể đăng ký. Nhờ đó, người dân có thể làm các thủ tục hành chính công như giấy khai sinh, giấy phép lái xe,… đều dựa trên CamID.
eMoney của Metfone đang là ví điện tử lớn nhất của Campuchia với hơn 800.000 khách hàng sử dụng thường xuyên.
Tầm quan trọng của chuyển đổi số được khẳng định vào giai đoạn đại dịch Covid và Metfone cũng đóng vai trò tiên phong đưa ra các giải pháp số để giải quyết các vấn đề khó khăn cho xã hội Campuchia khi đó.
Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng nổ, Chính phủ Campuchia phải đóng cửa tất cả các trường học để ngăn chặn bệnh dịch lây lan. Metfone ngay lập tức cung cấp miễn phí data cho toàn bộ học sinh, sinh viên khi truy cập vào các cổng thông tin học online. Công ty này cũng giảm giá 50% phí lắp đặt Internet cho học sinh sinh viên, giáo viên và hỗ trợ miễn phí hạ tầng viễn thông cũng như nền tảng học trực tuyến với quy mô lên tới 500.000 người sử dụng.
Lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số giữa Metfone và Bộ Môi trường Campuchia |
Trong lĩnh vực y tế, Metfone hỗ trợ miễn phí Bộ Y tế Campuchia nhắn tin cập nhật tình hình bệnh dịch cho người dân và cung cấp gói cước đặc biệt miễn phí cho đội ngũ y, bác sỹ - những người trên tuyến đầu chống dịch bệnh.
Người dân Campuchia cũng được cung cấp một loạt dịch vụ mới sử dụng tại nhà và ưu đãi khi nạp tiền qua ứng dụng eMoney, giao dịch qua ví điện tử để hạn chế đi lại và giao dịch bằng tiền mặt.
“Trong những năm tới, bên cạnh các lĩnh vực đã trở thành thế mạnh, chúng tôi sẽ chuyển dịch cung cấp dịch vụ ra các lĩnh vực mới như Thương mại điện tử và Logistic, Giao thông thông minh, Y tế, giáo dục thông minh, Du lịch số, Game/Esport, Xổ số điện tử, Truyền hình trả tiền (OTT TV)...”, ông Cao Mạnh Đức –CEO Metfone cho biết.
Để làm được tất cả những điều này, Metfone đã dựa trên thế mạnh về hạ tầng số. Với vai trò tiên phong chuyển đổi số tại Campuchia, Metfone vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông với công nghệ hiện đại nhất như 4.5G, 5G, Narrowband IoT, Big data, AI,…. và vùng phủ sóng rộng nhất.
-
[Ảnh] Vinh danh đơn vị tư vấn, doanh nghiệp có chiến lược, thương vụ M&A tiêu biểu -
Ông Phạm Minh Tuấn: Muốn M&A thành công hai bên cần hiểu nhau -
Thị trường M&A sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án mới, với tính tuân thủ cao -
Kết thúc vòng chung tuyển, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 chọn được "các top" -
Dự báo thị trường M&A Việt Nam sẽ "nở hoa" trong năm 2025 -
Luật sư Oh Hsiu-Hau: M&A bất động sản, y tế sẽ sôi động nếu tháo gỡ được rào cản -
Hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) như những con sóng ngầm
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024