-
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh
Lần đầu tiên, một bản danh mục dự án PPP cấp quốc gia dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối tuần trước.
Theo một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, danh mục dự án này được chọn kỹ trên cơ sở đề xuất của 3 bộ, ngành có nhu cầu sử dụng vốn PPP lớn là giao thông, nông nghiệp, y tế và 4 địa phương là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Để có thể lọt vào danh mục, các dự án phải thỏa mãn một loạt tiêu chí, trong đó đáng kể nhất là có quy mô đủ lớn, có sức lan tỏa rộng; tính khả thi cao; có sự nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng, ưu tiên các công trình đã lập được đề xuất dự án; thuộc phạm vi, khả năng cân đối nguồn lực.
Phát triển hạ tầng giao thông là lĩnh vực có nhiều dự án đầu tư trọng điểm. Ảnh: đức thanh |
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, 68 công trình đã được lựa chọn đưa vào Danh mục Dự án PPP ưu tiên quốc gia, trong đó mỗi địa phương lựa chọn tối đa 2 dự án thực sự quan trọng, có tính lan tỏa. Tổng mức đầu tư cho 68 dự án này là 334.655 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn nhà nước tham gia lên tới 114.211 tỷ đồng; nhu cầu vốn chuẩn bị đầu tư khoảng 1.082 tỷ đồng.
Được biết, 68 dự án này tiếp tục được chia thành 2 nhóm căn cứ vào mức độ ưu tiên đầu tư gồm 26 dự án đặc biệt ưu tiên, có tổng mức đầu tư 255.000 tỷ đồng, nhu cầu vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện khoảng 97.000 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống nhất với Bộ Giao thông - Vận tải đưa toàn bộ 20 dự án thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào Danh mục Dự án PPP đặc biệt ưu tiên cấp quốc gia, với tổng nhu cầu đầu tư khoảng 229.825 tỷ đồng, trong đó phần vốn tham gia của Nhà nước khoảng 93.543 tỷ đồng.
Ngoài các dự án cao tốc Bắc Nam tuyến phía Đông, Danh mục còn có 1 dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Dự án Hồ chứa nước Đồng Điền có tổng mức đầu tư 6.481 tỷ đồng); 1 dự án của Bộ Thông tin và Truyền thông; 1 dự án của TP. Hà Nội (Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao Sóc Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng); 1 dự án của TP. HCM (Tuyến monorail số 3 có tổng mức đầu tư 8.400 tỷ đồng); 1 dự án của TP.Đà Nẵng (Dự án Xử lý nước thải tại KCN Hòa Khánh có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng); 1 dự án của Quảng Ninh (Nhà máy xử lý rác thải cho TP. Hạ Long, huyện Hoành Bồ và TP. Cẩm Phả có tổng mức đầu tư khoảng 1.302 tỷ đồng).
“Đây là những dự án về cơ bản có khả năng thu hồi vốn, được nhiều nhà đầu tư quan tâm”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đào Quang Thu cho biết.
Có mức độ ưu tiên thấp hơn, Danh mục Dự án ưu tiên gồm 42 dự án, có tổng mức đầu tư khoảng 79.000 tỷ đồng, trong đó nhu cần tham gia vốn của Nhà nước khoảng 17.000 tỷ đồng.
Bên cạnh bản danh mục dự án PPP cấp quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lên Danh mục Dự án PPP ưu tiên cấp địa phương gồm 40 dự án tiềm năng (phần lớn là các công trình giao thông), có tổng mức đầu tư khoảng 40.000 tỷ đồng.
Cần phải nói thêm rằng, trong số các dự án PPP giao thông đang trong giai đoạn chuẩn bị, Dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa đang dẫn đầu về số lượng nhà đầu tư đăng ký tham gia. Theo xác nhận của Ban PPP (Bộ Giao thông - Vận tải), công trình xây dựng 107 km km cao tốc 4 làn xe đang có ít nhất 5 liên danh nhà đầu tư trong và ngoài nước chờ nhận được sự “gật đầu” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, do nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế, còn nhiều khó khăn khi tạo niềm tin và khuyến khích tư nhân trong và ngoài nước tham gia các dự án PPP, nên việc triển khai các dự án này cần thực hiện quyết liệt song cần phải có lộ trình phù hợp và thận trọng.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, để tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, hàng loạt cơ chế chia sẻ rủi ro của Nhà nước trong các dự án PPP cần sớm được chỉnh sửa, trong đó có việc Nhà nước sẽ chấp nhận cơ chế bảo lãnh doanh thu; nâng cao tính hiệu quả của dự án.
Được biết, cùng với việc đề nghị chấp thuận danh mục dự án PPP ưu tiên quốc gia làm cơ sở ban đầu để thảo luận với các nhà tài trợ nhằm huy động vốn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo PPP quốc gia chỉ đạo triển khai thực hiện danh mục phù hợp với khả năng huy động, cân đối vốn từng giai đoạn.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu