-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đang có chuyến công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 22 đến 26/6. Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có các cuộc làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Thung lũng Silicon, các đối tác là những tập đoàn công nghệ lớn của Hoa Kỳ.
Mở rộng mạng lưới các chuyên gia, trí thức người Việt
Tại buổi làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Silicon Valley, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ghi nhận những nỗ lực phối hợp, kết nối của Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Thung lũng Slicon trong thời gian qua, đặc biệt sự tham gia của các thành viên Mạng lưới trong các chương trình, đề án lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) như: Đề án Phát triển Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 định hướng đến năm 2050; Đề án Trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng AI; Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam...
Đây là những Đề án lớn, quan trọng cho Việt Nam, sẽ tạo ra hàng chục nghìn các kỹ sư công nghệ, kỹ sư AI phục vụ cho nhu cầu tương lai. “Sự tham gia đóng góp của các bạn cùng sự triển khai mạnh mẽ, quyết liệt của Bộ, của Chính phủ chắc chắn sẽ tạo ra những kết quả cụ thể, thực tiễn, có ích cho Việt Nam trong dài hạn. Tôi đề nghị các thành viên Mạng lưới tiếp tục tham gia tích cực, chủ động phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), đặc biệt trong giai đoạn triển khai”, Bộ trưởng chia sẻ.
Bộ trưởng gặp gỡ các thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Silicon Valley. (Ảnh: MPI) |
Đối với các hoạt động, dự án đang triển khai tại Trung tâm như về đào tạo bán dẫn, đào tạo AI..., Bộ trưởng đề nghị các thành viên Mạng lưới đẩy mạnh kết nối với các chuyên gia hàng đầu thế giới, các Viện/Trường có khả năng hợp tác, cung cấp, chuyển giao các chương trình đào tạo và các đơn vị, tổ chức (Đơn vị ươm tạo, tăng tốc; Quỹ đầu tư; các Tổ chức Khoa học công nghệ,...) có các nguồn lực phù hợp có thể hỗ trợ Việt Nam thực hiện các hoạt động này.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chia sẻ hiện nay, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đang đưa vào vận hành cơ sở hoạt động tại Hòa Lạc (gần 20.000 m2) với nhiều cơ chế ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tác hoạt động tại Trung tâm. Bộ trưởng đề nghị các thành viên Mạng lưới phối hợp Trung tâm kết nối các đối tác công nghệ lớn của Mỹ, quan tâm đến thị trường Việt Nam, có thể thiết lập các đơn vị nghiên cứu, văn phòng, phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất tại NIC Hòa Lạc.
Bộ trưởng cũng đề nghị Mạng lưới tiếp tục kết nối để mở rộng sự tham gia của các thành viên mới, không chỉ giới hạn trong nhóm các anh chị em đã quen biết, đã có kết nối, mà cần mở rộng các chuyên gia, trí thức người Việt và quốc tế quan tâm và muốn tìm hiểu về thị trường, các cơ hội đầu tư, hợp tác về đổi mới sáng tạo, công nghệ tại Việt Nam; trên cơ sở mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
Đề nghị ARM hỗ trợ Việt Nam về thiết kế chip
Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã làm việc với Công ty ARM.
ARM được thành lập năm 1990 tại Anh, là liên doanh của 3 tập đoàn công nghệ lớn trong đó có Apple. Năm 2016, Softbank (Nhật Bản) đã mua ARM với giá 32 tỷ USD. NVIDIA từng định mua lại ARM nhưng không nhận được sự cấp phép từ cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ và châu Âu.
ARM hiện hoạt động chủ yếu tại Mỹ. Tháng 9/2023, ARM đã IPO tại Mỹ với giá trị vốn hóa ban đầu là 65 tỷ USD và đây là thương vụ IPO lớn nhất tại Mỹ trong năm 2023 (có sự tham gia mua cổ phiếu ARM từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Google, Nvidia, Samsung, AMD, Intel và TSMC). Tính đến tháng 6/2024, giá trị vốn hóa của ARM đã tăng lên 165 tỷ USD, doanh thu năm 2024 là 3.2 tỷ USD.
Ông Will Abby, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty ARM cho biết, công nghệ của ARM hiện diện trong hơn 95% điện thoại thông minh và các hệ điều hành phần mềm trên toàn thế giới. 70% dân số thế giới sử dụng sản phẩm dựa trên chip của ARM. Hiện nay, ARM đang độc quyền về kiến trúc chip (các doanh nghiệp thiết kế chip đều phải sử dụng kiến trúc chip của ARM). Các doanh nghiệp về thiết kế chip tại Việt Nam đều là khách hàng của ARM và đang do bộ phận ARM Hàn Quốc phụ trách. ARM hiện chưa có đại diện, văn phòng tại Việt Nam. ARM đang nghiên cứu phương án mở văn phòng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có định hướng cụ thể.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Công ty ARM tại Silicon Valley. (Ảnh: MPI) |
Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam đã xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Trong đó, Đề án xác định mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được 50 nghìn kỹ sư bán dẫn, trong đó có 15 nghìn kỹ sư thiết kế.
Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo hết sức quyết liệt để tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế để thu hút, hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, trong đó có ARM.
Bộ trưởng đề nghị ARM nghiên cứu, sớm có kế hoạch hợp tác đầu tư tại Việt Nam; hợp tác với Việt Nam trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; kết nối các đối tác của ARM tại châu Á và trên thế giới để đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, ARM sớm mở văn phòng đại diện, trung tâm R&D tại NIC Hòa Lạc nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, hợp tác nghiên cứu và giới thiệu công nghệ mới.
Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị ARM phối hợp NIC để: (i) hỗ trợ 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo thiết kế chip, tổ chức khóa đào tạo giảng viên (Train the Trainer) để đào tạo cho các giảng viên; (ii) hỗ trợ bản quyền phần mềm của ARM để phục vụ đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Ngoài ra còn có đề nghị ARM phối hợp với NIC phát triển Phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung phục vụ đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế chip; hỗ trợ cho các startup của Việt Nam phát triển thiết kế chip sử dụng công nghệ, sở hữu trí tuệ của ARM; ARM giới thiệu các công ty thiết kế vi mạch trên thế giới đến mở rộng hoạt động tại Việt Nam với nguồn nhân lực tài năng dồi dào.
Biến Việt Nam thành cứ điểm quan trọng hàng đầu của Marvell
Làm việc với Công ty Marvell, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn Marvell mở rộng đầu tư, nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam để biến Việt Nam thành cứ điểm quan trọng hàng đầu của Tập đoàn Marvell. Ông đề nghị Marvell tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị Marvell nghiên cứu mở văn phòng đại diện, trung tâm R&D tại NIC Hòa Lạc nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, hợp tác nghiên cứu, và giới thiệu công nghệ mới.
Bộ trưởng cũng mong muốn Marvell hỗ trợ, phối hợp với NIC phát triển Phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung phục vụ đào tạo, ươm tạo trong lĩnh vực thiết kế chip; phối hợp với NIC triển khai và mở rộng chương trình học bổng Marvell Excellence Scholarship tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy các chương trình thực tập tại Marvell Việt Nam và Marvell tại các khu vực khác cho sinh viên Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc với Công ty Marvell tại Slicon Valley (Ảnh: MPI) |
Marvell là công ty hàng đầu về thiết kế chip của Mỹ, được thành lập vào năm 1995, công ty có hơn 6.500 nhân viên tính đến năm 2024, với hơn 10.000 bằng sáng chế trên toàn thế giới và doanh thu hàng năm là 5,5 tỷ USD, được định giá khoảng 160 tỷ USD.
Tại Việt Nam, Marvell đã hoạt động kể từ năm 2013. Sau 10 năm xuất hiện ở thị trường Việt, công ty hiện có khoảng 400 nhân viên, trong đó 97% nhân sự là kỹ sư chất lượng cao, trình độ cao trong thiết kế vi mạch và điện tử. Marvell Việt Nam hiện có 2 văn phòng ở TP.HCM.
Tạo điều kiện thuận lợi để Google đầu tư, nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
Làm việc với ông Kareen Ghanem, Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công của Tập đoàn Google, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao Google đã hợp tác chặt chẽ với NIC để triển khai các Chương trình đào tạo nhân tài số và Chương trình ươm tạo doanh nghiệp trong thời gian qua. Các chương trình là hết sức có ý nghĩa và được cộng đồng các cơ sở đào tạo và sinh viên Việt Nam quan tâm và nhiệt liệt hưởng ứng, tham gia.
Với vai trò là Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ triển khai các hoạt động hợp tác với Google, Bộ trưởng khẳng định và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho Google hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với ông Kareen Ghanem, Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công của Tập đoàn Google. (Ảnh: MPI) |
Bộ trưởng đề nghị Google tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua thúc đẩy các dự án đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam và hợp tác với NIC. Bên cạnh cung cấp nền tảng điện toán đám mây và công cụ đào tạo, ươm tạo về trí tuệ nhân tạo, đề nghị Google cùng đứng tên với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và NIC để xây dựng và phát Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển về AI của Google và NIC tại cơ sở của NIC tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc; phát triển các không gian phát triển sản phẩm kỹ thuật số và nội dung số tại các cơ sở của NIC.
Bộ trưởng mong muốn Google tục phối hợp với NIC triển khai các chương trình Phát triển nhân tài số (GCC) và Ươm tạo doanh nghiệp ĐMST và khởi nghiệp (GFS) hiệu quả tại Việt Nam; mở rộng các chương trình của Google nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế số và hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp tại Việt Nam.
Google đã đầu tư và hợp tác với Việt Nam phát triển các lĩnh vực: chuyển đổi số, thương mại điện tử, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và hiện đang có kế hoạch sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam.
Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Google đã hợp tác trong các Dự án (1) Google for startups Accelerator (GFS) - Chương trình ươm tạo cho 100 startup trong 2 năm (2022 - 2023). Dự kiến ngày 11/7 sẽ Ra mắt Chương trình GFS năm 2024 với công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI).
(2) Google Career Certificates (GCC) - Chương trình Phát triển nhân tài số: Trong hai năm 2022 và 2023 đã cấp 20.000 suất học bổng và riêng năm 2024 cấp 40.000 suất học bổng Phát triển nhân tài số cho cán bộ, giảng viên, sinh viên của hơn 100 trường đại học, cao đẳng, và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
-
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025