
-
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD
-
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp
-
Bộ Tài chính nói Bộ Công thương quản lý xăng dầu là phù hợp
-
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm
-
Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn đáng nhớ của Toyota Việt Nam -
Ông Bùi Thành Nhơn chính thức dẫn dắt Novaland với cương vị Chủ tịch HĐQT
![]() |
Xơ sợi staple nhân tạo (Viscose Spun Yarn) bị Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá. |
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa phát đi thông báo cho biết, Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã thông báo khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Nguyên đơn trong vụ việc này là Hiệp hội sản xuất sợi nhân tạo Ấn Độ. Sản phẩm bị điều tra là sợi làm từ xơ sợi staple nhân tạo (Viscose spun yarn - VSY) gồm các mã HS: 5510.11.10; 5510.12.10; 5510.11.90; 5510.90.10; 5510.90.90.
Theo thông báo, thời kỳ điều tra bán phá giá với sợi xuất khẩu từ 01 tháng 4 năm 2019 đến 31 tháng 12 năm 2019 (9 tháng). Thiệt hại tính trong các năm 2016-2017;2017-2018;2018-2019 và thời kỳ điều tra bán phá giá.
Cáo buộc của Hiệp hội sản xuất sợi nhân tạo Ấn Độ cho rằng, sản phẩm sợi VSY nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam bán phá giá vào Ấn Độ là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ, thể hiện ở khâu sản xuất, bán hàng và lợi nhuận, doanh thu, dòng tiền...
Các bên liên quan (bao gồm Chính phủ nước bị điều tra, các nhà xuất khẩu, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng hàng hoá bị điều tra…) có thể gửi thông tin, bình luận/lập luận bằng văn bản, bản trả lời câu hỏi tới cơ quan điều tra (DGTR) trong thời hạn 30 ngày kề từ ngày nhận được thông báo khởi xướng, tức chậm nhất là ngày 19 tháng 2 năm 2020.
Xơ sợi là mặt hàng thuộc nhóm bị dính kiện phòng vệ thương mại ở mức cao trong những năm gần đây. Với quy mô xuất khẩu khoảng 3,7 - 4 tỷ USD/năm, 5 năm gần đây, nhiều mã hàng xơ sợi đã bị áp thuế cao tại các thị trường chủ lực như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil...
Việc sợi xuất khẩu liên tiếp bị kiện và áp thuế chống bán phá giá đồng nghĩa với cơ hội xuất khẩu của sản phẩm sợi của Việt Nam sang các thị trường bị áp thuế đang ngày càng thu hẹp.
Năm 2020 tiếp tục là năm khó với các doanh nghiệp sợi. Thương chiến Mỹ-Trung vẫn còn ảnh hưởng tới thị trường xơ sợi, làm giảm đường đi của sợi xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là giá xuất khẩu giảm.
Đánh giá của Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam, giá bán sợi hiện vẫn theo xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi. Nguyên nhân do sự cạnh tranh về giá từ các đối thủ, có dấu hiệu phá giá để tránh tồn kho. Các doanh nghiệp khó ký được đơn hàng mới từ thị trường Trung Quốc hoặc khách trả giá rất thấp.

-
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm -
Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn đáng nhớ của Toyota Việt Nam -
Doanh nghiệp ghi nhận kết quả đột biến nhờ bán tài sản -
Ông Bùi Thành Nhơn chính thức dẫn dắt Novaland với cương vị Chủ tịch HĐQT -
Một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ -
Diễn đàn Kết nối nông sản 970 cần đáp ứng cao hơn nhu cầu của doanh nghiệp -
EVN lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng năm 2022, đề xuất thêm giải pháp ngoài tăng giá điện
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)