-
VN-Index giảm nhẹ, thanh khoản xuống thấp nhất nửa tháng -
VN-Index tăng hơn 2 điểm phiên cuối tuần, vượt 1.275 điểm -
Huy động vốn qua sàn chứng khoán: Người tăng tốc, kẻ dè chừng -
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025?
Theo điểm d khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán 2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp "Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này hoặc điều kiện vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu sau thời hạn khắc phục quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật này".
Chứng khoán HVS Việt Nam vốn điều lệ 50 tỷ đồng, (trụ sở chính tại khu dân cư Nam Long, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM), tiền thân là Công ty cổ phần Chứng khoán Hùng Vương.
Công ty hoạt động với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đa dạng: môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; tư vấn tài chính doanh nghiệp…
Trước đó, vào tháng 5/2024, Chứng khoán HVS đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 125 triệu đồng vì tự ý thay đổi trụ sở chính mà chưa có sự chấp thuận từ cơ quan quản lý.
Ngoài ra, công ty cũng phải nộp phạt thêm 85 triệu đồng do không báo cáo phương án khắc phục được hội đồng quản trị công ty thông qua về việc không đáp ứng việc duy trì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Trong báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 của HVS, kiểm toán đưa các vấn đề cần nhấn mạnh, lưu ý người đọc về việc HVS đang chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét chấp thuận về thay đổi trụ sở chính và tăng vốn điều lệ theo quy định. Do đó, Công ty chỉ phát sinh doanh thu lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Ngoài ra, kiểm toán cũng nhấn mạnh, tại ngày phát hành báo cáo, HVS đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị tăng vốn theo phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án phát hành cổ phiếu đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài được thông qua để tăng vốn điều lệ từ 50,2 tỷ lên 300,2 tỷ đồng.
Theo đó, tổng khối lượng vốn huy động dự kiến là 250 tỷ đồng, thời điểm phát hành cụ thể được HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hiện tại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn đang xem xét chấp thuận về thay đổi trụ sở chính và tăng vốn điều lệ, điều này dẫn đến hoài nghi về khả năng tiếp tục hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, tại báo cáo giữa niên độ, không có lý do gì để HĐQT và Ban Tổng giám đốc HVS tin rằng, công ty không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tiếp tục hoạt động. Do đó, báo cáo tài chính giữa niên độ của HVS được lập theo giả định công ty sẽ tiếp tục hoạt động.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của HVS ghi nhận 201 triệu đồng và lỗ trước thuế 266 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước doanh thu hoạt động đạt 414 triệu đồng và lãi 203 triệu đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6 là 39,3 tỷ đồng.
Tháng 8 vừa qua, HVS đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 1 để thông qua nhiều nội dung, thông qua phương án phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ, tỷ lệ thực hiện quyền 1:4,98 (1 quyền mua được mua 4,98 cổ phiếu phát hành thêm); thông qua nới room tối đa 100% cho nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là tờ trình về từ nhiệm và miễn nhiệm thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028.
Danh sách nhiệm kỳ mới là những cái tên mới hoàn toàn, bao gồm bà Văn Lê Hằng, được bầu là Chủ tịch HĐQT kiêm Trưởng ban Kiểm soát HVS, bà Nguyễn Thị Thủy, ông Trịnh Bình Long, bà Mai Ngọc Anh, ông Dư Bá Phước, bà Ngô Thị Hồng Nhung.
Trong đó, bà Văn Lê Hằng sinh năm 1993, đang là chuyên viên kinh doanh tại Công ty TNHH TCG Land.
Bà Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1982, là thư ký - trợ lý tại CTCP Tập đoàn Thành Công. Còn ông Trịnh Bình Long sinh năm 1975, đang giữ chức vụ Tổng Thư ký Tổng giám đốc tại CTCP Tập đoàn Thành Công.
ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2024 cũng thông qua việc thay đổi Tổng giám đốc. Cụ thể, HVS miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với bà Phạm Thị Giang, đồng thời bổ nhiệm ông Tiền Quốc Nhiệm giữ chức Tổng giám đốc HVS từ ngày 7/8/2024.
Nhìn lại lịch sử thay đổi cơ cấu cổ đông của HVS, có 3 dấu mốc thay đổi lớn. Cụ thể, tháng 12/2020, 3 cổ đông lớn hiện hữu là cổ đông Đường Văn Tài (sở hữu 49% vốn HVS), Hoàng Nguyễn Thanh Hùng (28,72%) và Phạm Ngọc Chiến (22,28%) đã chuyển nhượng cổ phần cho các cá nhân Lê Hồng Anh (49%), Nguyễn Toàn Thắng (28,72%) và Nguyễn Đình Đại (22,28%). Sau đó, cổ phần lại được chuyển giao cho bà Trương Thị Hồng Nga, ông Ngô Văn Đô, ông Thái Đình Sỹ. Tới nay, 3 cổ đông này đã thoái sạch vốn để nhượng lại cho bà Văn Lê Hằng (sở hữu 90,81% vốn HVS).
-
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu giảm đến khi nào? -
Cổ phiếu bất động sản, xây dựng chờ đầu tư công "cất cánh" -
Nhận diện nguồn thu, khu vực, sắc thuế còn dư địa -
VN-Index tăng hơn 2 điểm phiên cuối tuần, vượt 1.275 điểm -
Huy động vốn qua sàn chứng khoán: Người tăng tốc, kẻ dè chừng -
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
VPS: Kế hoạch lợi nhuận 2025 gấp 2,3 lần năm cũ, huy động 12.000 tỷ đồng qua trái phiếu
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai