-
Hé lộ nguồn vốn đầu tư tuyến metro Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai -
Đề xuất mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP. Cà Mau đến Đất Mũi -
Đề xuất dành thủ tục "đặc biệt" cho dự án đầu tư công nghệ cao -
Đã có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp và người dân TP.HCM xây dựng hầm ngầm -
TP.HCM đồng loạt triển khai xây dựng 8 trung tâm logistics -
Kiến nghị giữ nguyên quy mô trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (bên phải) trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cho ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Ảnh: Nhiệt Băng |
Chung tay vượt “chướng ngại vật”
Năm 2023, khu vực miền Trung - Tây Nguyên trải qua “mùa” quy hoạch tỉnh/thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đầy cảm xúc. Từ tinh thần trách nhiệm đến trăn trở, âu lo, từ khả năng có hạn đến “cải cách” hành động, từ gian truân đến vỡ òa… là những cung bậc cảm xúc mà hầu hết cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này đã đối mặt và trải qua. Đó còn là niềm vui lớn khi đón “đứa con đầu lòng” (quy hoạch tỉnh/thành phố) chào đời và nỗi lo không hề nhỏ khi phải tiếp tục “chăm lo” cho tương lai của chúng.
Một “mùa” quy hoạch tỉnh/thành phố khác biệt và đặc biệt. Vì sao tôi nhìn nhận câu chuyện quy hoạch tỉnh/thành phố ở góc độ như vậy?
Đầu tiên là tỉnh Hà Tĩnh, sau đó đến Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai… đồng loạt công bố quy hoạch tỉnh/thành phố. Quy hoạch tỉnh/thành phố thời kỳ này là loại hình quy hoạch mới (quy hoạch tích hợp), có tính chất phức tạp, nội dung bao trùm, phạm vi nghiên cứu rộng, hình thức hoàn toàn mới so với trước đây, chịu sự điều chỉnh của nhiều luật có liên quan, trong khi cả kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nội dung này còn rất hạn chế.
Mặt khác, Luật Quy hoạch được ban hành trong bối cảnh các văn bản hướng dẫn luật chậm ban hành, khiến các tỉnh, thành phố nói chung, khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, từ trình tự, thủ tục, hồ sơ, định mức chi phí, yêu cầu về nội dung…, đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, lựa chọn tư vấn…
- Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
Dù đối mặt muôn vàn trở ngại như vậy, nhưng nhiều tỉnh/thành phố ở miền Trung - Tây Nguyên đã nỗ lực vượt khó và về đích đúng hẹn.
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi được công bố ngày 24/12/2023, với sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, đã tạo ra xung lực mới, mở ra cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho địa phương. Nhưng “hậu trường sản xuất” Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi không lộng lẫy, sáng rực như khán đài trang trí tại Lễ công bố.
Tôi còn nhớ hình ảnh bà Trần Thị Mỹ Ái, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi “vò đầu bứt tai” trước tập hồ sơ thuyết minh dày cộp của đơn vị tư vấn, bản ý kiến phản biện hàng trăm trang của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý… đang cầm trên tay. Đó là vào những tháng cuối năm 2022.
Khi đó, bà Ái “giải trình” rằng, tỉnh vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học…, nhưng cũng chưa đâu vào đâu. “Ý kiến thì vừa nhiều vừa đa dạng. Quy hoạch tỉnh thì quá rộng, quá nhiều lĩnh vực. Sở Kế hoạch và Đầu tư thì lần đầu tiên tham mưu UBND tỉnh xây dựng, nên anh em phải làm việc rất vất vả”, bà Ái trần tình.
Sau này, tôi mới nghe ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nói rằng, từ tháng 8/2021 đến tháng 11/2022, UBND tỉnh đã tổ chức hơn 10 cuộc họp, làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tư vấn và 3 cuộc hội thảo để tham vấn nhiều chủ thể ở nhiều cấp khác nhau. Đơn vị tư vấn cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa 335 ý kiến và giải trình, bảo lưu 377 ý kiến, góp phần hoàn thiện Quy hoạch tỉnh theo hướng tiếp cận một cách hệ thống, đa chiều và mang tính chiến lược, dựa trên sự phát triển bền vững, cân bằng giữa 3 yếu tố theo định hướng đã đề ra là kinh tế - xã hội - môi trường.
Điều đó cho thấy, “hậu trường” Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và quy hoạch các tỉnh/thành phố khác nói chung đã “tiêu hao” khá nhiều trí lực, sức lực của các cán bộ, công chức, viên chức. Đó là chưa kể, quá trình thực hiện còn ngốn khá nhiều thời gian và
giấy mực…
Với sứ mệnh là tờ báo kinh tế, tôi luôn chủ động tìm kiếm, thu thập các thông tin liên quan ngay khi quy hoạch tỉnh/thành phố còn “thai nghén”. Nhưng quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin lại không được như ý nguyện. Một số cán bộ làm công tác này tỏ ra e ngại khi nhận được đề nghị cung cấp thông tin về bản thuyết minh quy hoạch, dù bình thường, họ rất cởi mở, thân thiện.
Thời gian sau, khi các bản quy hoạch tỉnh/thành phố được thông qua, tôi phần nào hiểu được lý do của sự e ngại đó. Nhớ lại, nhận được đề nghị cung cấp bản thuyết minh quy hoạch tỉnh đang làm, Trưởng phòng Quy hoạch - Kiến trúc của một Sở Xây dựng tại khu vực miền Trung lắc đầu, mong thông cảm, bởi bản dự thảo quy hoạch tỉnh vẫn chưa định được “hình hài”. Đó là thời điểm, địa phương này chỉnh sửa, bổ sung nhiều nội dung mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý, đề nghị.
Vị Trưởng phòng này tâm tư ngắn gọn rằng, hiện tại, anh em phải đi sớm về muộn để cố gắng hoàn thiện bản quy hoạch theo thời gian đã ấn định và đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng thời khuyên tôi “kiên nhẫn chờ đợi”.
Lấy bài học quá khứ làm hành trang tương lai
Khánh Hòa là tỉnh thứ 6 của cả nước và tỉnh thứ 3 trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được phê duyệt Quy hoạch tỉnh. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên, các tỉnh thực hiện lập Quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, việc triển khai lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp với nội dung cơ bản là lập thống nhất một quy hoạch trên một địa bàn tỉnh (thay thế cho khoảng 50 loại quy hoạch ngành, lĩnh vực trước đây), tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực còn có cách hiểu khác nhau, dẫn đến triển khai chậm và lúng túng”.
Theo ông Tuân, để có thể triển khai xây dựng lập quy hoạch tỉnh có chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh cần phải có tư duy, có phương pháp và cách làm khoa học, có tầm nhìn và chiến lược định hướng phát triển, tổ chức lại không gian phát triển của ngành, lĩnh vực do mình quản lý để tham mưu cấp lãnh đạo…
“Tuy nhiên, việc triển khai quy hoạch tỉnh còn khá mới mẻ, cán bộ có trình độ chuyên môn về quy hoạch để tham gia xây dựng quy hoạch còn thiếu và chưa có kinh nghiệm thực tiễn…”, ông Tuân nói.
Không chỉ vậy, trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh còn gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định của pháp luật về quy hoạch. Có lẽ, đây là trở ngại chung của các tỉnh/thành phố.
Cụ thể, Luật Quy hoạch có nhiều quy định mới cả về nội dung và phương pháp lập quy hoạch, quản lý nhà nước theo hướng tích hợp, phối hợp đa ngành và áp dụng công nghệ tiên tiến, nên việc xây dựng các văn bản hướng dẫn cần nhiều thời gian nghiên cứu, thống nhất giữa các bộ, ngành để ban hành.
“Cùng với đó, số lượng quy hoạch phải lập nhiều và phải được lập đồng thời, trong khi phương pháp làm mới, phức tạp, chưa có kinh nghiệm, cán bộ chuyên môn của các cơ quan và đơn vị tư vấn lập quy hoạch thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu; quy trình, thủ tục phức tạp, không lường hết được các khó khăn, nguồn lực cần thiết…”, ông Tuân nhìn lại.
Nhưng rồi, “sau cơn mưa, trời lại sáng”, Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đã về đích vào ngày 29/3/2023 và “tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về quy hoạch”, như ông Tuân khẳng định.
Đặc biệt hơn, nhiều bản quy hoạch tỉnh/thành phố được xây dựng ngay trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Đức Trung chia sẻ: “Lập quy hoạch trong điều kiện các quy định, hướng dẫn lập quy hoạch tỉnh/thành phố tiếp tục được hoàn chỉnh, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song được sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng dân cư, cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh, Quy hoạch tỉnh Nghệ An đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023”.
Quá trình lập quy hoạch tỉnh/thành phố (đối với các địa phương đã công bố) với vô vàn gian khó đã lùi về quá khứ, kèm theo là những tiếng thở phào, nhưng đó là hành trang quan trọng và kinh nghiệm quý báu để các địa phương tiếp tục “vẽ” nên bức tranh tương lai kinh tế - xã hội ngày càng xán lạn.
-
TP.HCM đồng loạt triển khai xây dựng 8 trung tâm logistics -
Kiến nghị giữ nguyên quy mô trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định -
Các đề xuất sửa Luật Đầu tư công đáp ứng được mong mỏi của địa phương -
Sau 1 năm nâng cấp quan hệ, đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam chờ bùng nổ -
Vì sao nhiều dự án ở Kon Tum chậm tiến độ? -
Lên lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tại 24 tuyến cao tốc -
Quảng Trị chuẩn bị các thủ tục để triển khai Quốc lộ 15D
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh