
-
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ
-
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học
-
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc
-
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0
-
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa -
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
![]() |
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương. |
Ông đánh giá như thế nào về cơ chế giá mua điện FiT (feed-in tariffs - giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện) hiện nay đối với các dự án năng lượng tái tạo? Nó có đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư không?
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung phát triển năng lượng tái tạo, đã ban hành một số cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế FiT cố định.
Vào tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, với mức giá là 8,5 UScents/kWh đối với các dự án điện gió trong đất liền và 9,8 UScents/kWh đối với các dự án điện gió trên biển.
Trước đó, tháng 4/2018, Chính phủ ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về các chính sách khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam, với mức giá là 9,35 UScents/kWh đối với dự án nối lưới. Tôi cho rằng, mức FiT hiện nay là đủ để các dự án có thể có lãi.
Trong tương lai, FiT cố định sẽ tiếp tục được sử dụng để thu hút thêm đầu tư?
Cái này phụ thuộc vào diễn biến giá cả trong thị trường năng lượng tái tạo. Như tôi được biết, giá điện mặt trời đang giảm rất nhanh. Ví dụ năm 2017, Việt Nam ban hành FiT cho giá điện mặt trời là 9,35 UScents/kWh. Khi ban hành chính sách đó, chúng ta nghĩ rằng, giá đó là hợp lý, thậm chí vẫn thấp. Nhưng khi chúng ta đưa giá đó vào thì chỉ hơn một năm qua, giá năng lượng mặt trời không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên thế giới đã giảm rất nhanh.
Vì thế, nếu ban hành một giá cứng trong một thời gian dài thì sẽ không phù hợp và có thể dẫn đến tình huống phát triển quá nóng, dẫn đến việc lưới điện không đáp ứng được khả năng tải điện, cũng như nhiều hệ lụy khác.
Vậy đâu sẽ là giải pháp?
Bộ Công thương đang nghiên cứu, xem xét cơ chế đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, để chúng ta có thể đảm bảo giá điện của các dự án luôn phản ánh đúng giá thị trường vào các thời điểm các dự án được xây dựng và vận hành, cũng như để chúng ta có đủ thời gian để phát triển truyền tải, đảm bảo vận hành hệ thống một cách hiệu quả, an toàn, tin cậy.
Ông có cho rằng, cơ chế FiT dựa trên đấu giá sẽ là chính sách ổn định trong dài hạn?
Thực ra, đấu giá cũng là một chính sách bền vững. Khi tổ chức đấu giá, nhà đầu tư nào đưa ra giá hợp lý nhất và rẻ nhất sẽ được lựa chọn. Đó là cái nhất quán của chúng ta. Còn mức giá cụ thể thế nào thì lúc đó thị trường sẽ quyết định.
Khi được áp dụng, cơ chế FiT sẽ kéo dài và ổn định cho cả đời dự án là 20 năm, chứ không phải là chúng ta đấu giá xong lại thay đổi giá hàng năm.
Theo ông, đâu là điều quan trọng nhất để thu hút nhà đầu tư tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo?
Tôi cho rằng, cái quan trọng nhất để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài chính là giá điện. Trong thời gian qua, giá điện mặt trời ở mức 9,35 UScents/kWh là giá khá cao, giúp thu hút khá nhiều dự án điện mặt trời trong thời gian ngắn vừa qua.
Nhà đầu tư còn quan ngại điều gì, thưa ông?
Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều quan ngại hơn các nhà đầu tư trong nước, như việc chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ để chuyển về nước. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn quan ngại về việc bảo lãnh của Chính phủ, như họ chưa yên tâm với việc bao tiêu về giá điện.
Trong thời gian tới, chúng ta phải nghiên cứu điều chỉnh hợp đồng mẫu mua bán điện để có thể kêu gọi được thêm đầu tư trong nước và nước ngoài. Chúng ta cũng phải tính đến khả năng bảo lãnh của Chính phủ ở mức độ nào đó.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay là khả năng của lưới điện truyền tải. Để giải quyết khó khăn này, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh tiến độ và bổ sung dự án đường dây và trạm 220 kV, 500 kV trong thời gian tới.

-
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc -
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa -
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính -
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội -
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp -
Hải quan khu vực III và Hateco Hải Phòng chung tay tạo thuận lợi thương mại
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao