
-
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kết thúc quý I/2025, GRDP của TP.HCM ước đạt 457.617 tỷ đồng, tăng 7,51% so với cùng kỳ 2024. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.
Tuy nhiên, theo TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, việc tăng trưởng 7,5% trong quý I là kết quả tốt của thành phố, nhưng chưa đủ để địa phương đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra đầu năm. Bởi với kịch bản tăng trưởng 8,5% năm nay, TP.HCM cần tăng trưởng quý I là 8,38 - 8,54% và duy trì tốc độ từ nay đến cuối năm.
Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê TP.HCM nói thêm, Thành phố đã có bước chạy đà tốt trong quý I. Song dự báo tăng trưởng nửa cuối năm có thể thấp hơn nửa đầu năm dưới tác động của các chính sách thuế quan. Do đó, ông khuyến nghị TP.HCM cần có những cú hích, đòn bẩy lớn để tăng tốc trong quý II nhằm bù đắp khó khăn của quý III và quý IV.
Trong quý I, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,94% - cao nhất trong 5 năm qua, nhưng vẫn chưa bứt phá như kỳ vọng do trụ cột công nghiệp chế biến chế tạo còn tăng thấp.
Theo khảo sát, các doanh nghiệp chỉ ra những yếu tố gây khó khăn trong quý I là nhu cầu thị trường trong nước còn thấp, tính cạnh tranh cao, nhu cầu quốc tế thấp, và khó khăn về tài chính. Dẫu vậy, 42,5% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự báo quý II sẽ khả quan hơn. Hiện, nhiều doanh nghiệp đã nhận đủ đơn hàng đến hết quý II, lĩnh vực dệt may ghi nhận đơn hàng cho cả năm.
Riêng về xây dựng, khó khăn nằm ở việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, cũng như giải ngân đầu tư công chưa đạt kế hoạch, trong khi hợp đồng xây dựng mới nhìn chung chưa nhiều.
![]() |
Việc huy động vốn xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự dẫn dắt của đầu tư công. Nhưng kết thúc quý I/2025, giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố chỉ đạt 5,4%. Ảnh: Lê Toàn |
Với hàng loạt thách thức cần đối diện, ông Vũ cho rằng với quy mô GRDP 1,7 triệu tỷ đồng hiện nay, nếu muốn tăng trưởng đột biến trong ngắn hạn, Thành phố buộc phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư.
TP.HCM cần huy động hơn 620.000 tỷ đồng vốn đầu tư xã hội trong năm nay để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Trong khi đó, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của TP.HCM chỉ đạt 5,4% trong quý I, chưa đạt mục tiêu 15% đề ra.
"Việc huy động vốn xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự dẫn dắt của đầu tư công, môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận đất đai và vốn. Do vậy, Thành phố cần tập trung gỡ điểm này", ông nói, đồng thời cho rằng, tăng trưởng của Thành phố còn gắn rất chặt với tăng trưởng toàn vùng Đông Nam Bộ, do đó cần tăng cường liên kết vùng để thúc đẩy động lực tăng trưởng.
Giải pháp tiếp theo được ông Vũ đưa ra là lãnh đạo UBND TP.HCM có thể khoán tăng trưởng cho các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp tư nhân.
“Khi làm các tuyến đường sắt, chúng ta mời tập đoàn lớn về trao đổi, giao nhiệm vụ cho họ. Cách thức này cần được tiếp cận cho các ngành, nghề, lĩnh vực khác như nhà ở xã hội, cải tạo nhà ven kênh, rạch, đường thủy, đường bộ để hình thành nhiều dự án, huy động nguồn tiền, nguồn lực xã hội để thu hút được hơn 620.000 tỷ đồng trong năm 2025”, ông Vũ góp ý.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được nhìn nhận Thành phố cần phải phấn đấu nhiều để tăng trưởng liên tục. Không nên chủ quan. Ông cũng chỉ ra những hạn chế như tỉ lệ doanh nghiệp tham gia thị trường giảm, giải ngân vốn đầu tư công chưa cao.
“Vừa rồi Thành phố đã họp tổ công tác về đầu tư công. Hiện nay số vốn đã phân bổ rồi nhưng các ban quản lý dự án hấp thụ chưa hết, chưa hoàn thiện hồ sơ quyết định đầu tư thì làm sao giải ngân. Đây là điều rất lo lắng”, ông Được nói.
Do vậy, người đứng đầu chính quyền Thành phố yêu cầu tháo gỡ các dự tồn đọng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, hoàn thành sớm các hồ sơ triển khai đầu tư. Các đơn vị phải theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và xử lý nghiêm các nhà thầu kém năng lực, trễ hẹn.
Về gợi ý khoán tăng trưởng, ông Được đồng tình với ý kiến của Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về quản trị theo kết quả, chỉ số, giao nhiệm vụ gắn với chỉ tiêu, khoán tăng trưởng từng ngành, từng cấp. Ông đề nghị Chi cục Thống kê phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển xây dựng kịch bản khoán tăng trưởng cho từng ngành, từng cấp.
Theo TS Trương Minh Huy Vũ, TP.HCM cần có giải pháp kết nối cực tăng trưởng phía đông và phía nam thành phố, để tối ưu nguồn lực.
Cụ thể, TP. Thủ Đức cùng Dĩ An, Thuận An và Biên Hòa của tỉnh Bình Dương đã tạo thành cụm đô thị rất phát triển. Do đó, thành phố cần tập trung mạnh mẽ nguồn lực để thu hút đầu tư về TP. Thủ Đức theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Khu vực phía Nam TP.HCM cũng có quận 7, huyện Bình Chánh là một cụm đô thị, gắn với giao thông đường thủy, ngành logistics.

-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn