Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 07 tháng 10 năm 2024,
Muốn trở thành CEO giỏi? Hãy… soi gương!
 
Ken Dunn là tác giả của 5 cuốn sách viết về sales, marketing và kinh doanh được dịch ra 10 thứ tiếng và bán được hơn 250 nghìn cuốn trên toàn thế giới. Ông cũng là CEO kiêm nhà sáng lập của ReadersLegacy.com và Nhà xuất bản Next Century.

Dưới đây là chia sẻ của Ken Dunn về những thiếu sót mà các CEO thường mắc phải.

Vai trò của CEO trong một công ty là rất quan trọng.  Một CEO giỏi vừa là người bàn hàng tốt nhất, vừa là chuyên gia marketing giỏi nhất, lại vừa là một bậc thầy phân tích tài chính kiêm một chính trị gia. Nếu bạn đang cân nhắc việc thành lập một công ty riêng hoặc khao khát được ngồi vào những vị trí cao trong một công lớn, có lẽ bạn nên tập trung phát triển khả năng làm nhiều việc cùng lúc cũng như chú tâm đến từng chi tiết nhỏ.

.

Nhiều năm trước, tôi đã từng làm CEO, từng tư vấn cho nhiều CEO khác và nói chuyện với họ trên các diễn đàn thế giới. Khi xem lại các ghi chú của mình về hàng trăm CEO đã từng tiếp xúc, tôi nhận ra rằng phần lớn trong số họ có thể làm tốt tất cả những việc trên. Tuy vậy, tôi vẫn thấy có 3 thiếu sót lớn mà rất nhiều người đứng đầu mắc phải.

Thông thường, những thiết sót đó có thể tránh được nếu những vị lãnh đạo quyết định tạo lập thói quen cho mìnhngay từ đầu. Ba thói quen dưới đây có vẻ không có gì đặc biệt, nhưng việc rèn giũa những thói quen này chắc chắn sẽ khiến cho công ty của bạn thành công hơn.

1. Nhìn vào gương

Là một CEO, bạn sẽ là hình mẫu cho cả công ty mình. Hãy cố gắng làm mọi cách để trở thành một người khiến cho tất cả những người khác phải nể trọng. Nếu bạn không chú tâm đến việc xây dựng hình ảnh của mình, nghĩa là bạn sẽ xây dựng công ty với toàn những người “lỏng lẻo”.

Nếu bạn không kiểm soát được những thói quen xấu của mình (chẳng hạn như nghiện rượu, nói tục, đi muộn, về sớm), những thói xấu ấy rồi cũng sẽ trở thành tập quán của công ty bạn. Nếu bạn không cố gắng phát triển tư duy, các nhân viên của bạn cũng sẽ thế. Công ty của bạn sẽ là hình ảnh phản chiếu của chính bạn.

2. Nhìn ra xung quanh

Tôi từng có cơ hội quan sát những CEO mà đặc biệt quan tâm đến mọi người xung quanh mình. Bất cứ khi nào có lý do thích hợp để khen ngợi, động viên một ai đó xứng đáng, họ sẽ làm ngay. Họ biết rằng ngay cả những người quản lý cấp cao cũng muốn được quan tâm chú ý. Người xưa đã nói: trẻ con khóc vì muốn điều đó, còn người lớn thì chết vì nó.

Bạn sẽ là người khiến mọi người trong công ty phải “nhìn lên”. Hãy tạo thói quen giúp ai đó phấn chấn mỗi ngày. Phải, sẽ có nhiều lúc bạn là người căng thẳng nhất. Bạn vừa phải kiếm tiền, vừa phải đền bù tổn thất, vừa phải làm hài lòng các cổ đông - nhưng đó là trách nhiệm của bạn. Giờ đây bạn còn phải khiến cho người khác tin tưởng rằng họ được đánh giá cao nữa. Nếu bạn không làm được thì sau đó ông chủ của bạn cũng sẽ như vậy. Điều đó sẽ chỉ gây tổn hại và đẩy công ty vào bế tắc mà thôi.

3. Nhìn xa trông rộng

Người xưa nói chẳng sai: “Thiếu tầm nhìn thì sẽ sẽ sớm tàn lụi.” “Bạn phải luôn nhìn đến tương lai. Bạn sẽ đưa công ty đi đến đâu? Bạn có thể làm gì để nâng cao khả năng của nhân viên, làm hài lòng khách hàng? Bạn có thể làm gì để giúp công ty tiến xa hơn?”

Bạn phải luôn luôn nhìn xa trông rộng. Nhưng đó không phải là phần quan trọng nhất. Hãy nhìn vào những CEO vĩ đại nhất trong lịch sử, bạn sẽ thấy một sự giống nhau đến kỳ lạ trong khả năng chia sẻ tầm nhìn của họ. Về cơ bản, bạn chắc chắn cần chia sẻ tầm nhìn của mình với ai đó.

Những CEO vĩ đại nhất đều thế. Họ quá hào hứng về những ý tưởng của mình đến nỗi nhất định phải chia sẻ nó với người khác. Những CEO thiếu tầm nhìn chẳng khác nào người thuyền trưởng chèo lái con tàu đi trên cạn. Hãy tạo thói quen chia sẻ tầm nhìn với những người khác trong nhóm của mình mỗi ngày.

CEO Shin Coffee Nguyễn Hữu Long: Bán cà phê dành riêng cho tín đồ
Từng thất bại với với cà phê, nhưng ông Nguyễn Hữu Long vẫn quyết định gây dựng lại sự nghiệp với thương hiệu Shin Coffee. Chỉ có khác,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư