
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán -
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026
Trên trang bán hàng trực tuyến và ứng dụng của mình, nhà bán lẻ hàng giảm giá Trung Quốc Temu đã đột ngột chỉ cho hiển thị danh sách các sản phẩm được vận chuyển từ các kho hàng sẵn có tại Mỹ.
Các mặt hàng được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc, trước đây bao phủ toàn bộ trang bán hàng trực tuyến, hiện được dán nhãn là hết hàng.
![]() |
Temu đã dần tích trữ hàng tồn kho tại Mỹ trong năm qua nhằm chuẩn bị ứng phó với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Ảnh: AFP |
Temu đã tạo dựng được tên tuổi tại Mỹ như một điểm đến cho các mặt hàng giá rẻ được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc, chẳng hạn như giày thể thao giá 5 USD và máy ép tỏi giá 1,50 USD.
Sở dĩ hãng bán lẻ Trung Quốc trước đó có thể giữ giá bán ở mức thấp nhờ tận dụng quy tắc miễn trừ thuế quan tối thiểu "de minimis" của Mỹ đối với gói hàng nhập khẩu trị giá dưới 800 USD kể từ năm 2016.
Quy tắc miễn trừ "de minimis" của Mỹ hết hiệu lực vào lúc 12:01 sáng ngày 2/5 (múi giờ miền Đông Bắc Mỹ) theo một lệnh hành pháp do Tổng thống Trump ký vào tháng 4.
Trước đó, Tổng thống Trump đã tạm đình chỉ áp dụng quy tắc "de minimis" vào tháng 2 trước khi khôi phục lại quy định này vài ngày sau đó do các nhân viên hải quan Mỹ phải vật lộn để xử lý và thu thuế đối với một loạt các gói hàng giá trị thấp.
Việc Mỹ bãi bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis" cùng với mức thuế 145% mới mà Tổng thống Trump áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đã buộc Temu phải tăng giá, trì hoãn chiến dịch quảng cáo trực tuyến mạnh mẽ, đồng thời thay đổi danh mục hàng hóa dành cho người mua sắm ở Mỹ để tránh mức thuế cao hơn.
Một phát ngôn viên của Temu đã xác nhận với đài CNBC rằng tất cả các giao dịch bán hàng tại Mỹ hiện do các nhà bán hàng sở tại xử lý và chúng được thực hiện "từ trong nước". Temu cho biết giá bán áp dụng cho người mua sắm ở Mỹ "vẫn không thay đổi".
Người phát ngôn Temu cho biết thêm hãng bán lẻ này đã tích cực tuyển dụng người bán ở Mỹ tham gia nền tảng bán trực tuyến. "Động thái này được thiết kế để giúp các nhà bán hàng sở tại tiếp cận nhiều khách hàng hơn và phát triển doanh nghiệp của họ", đại diện Temu nhấn mạnh.
Trước khi Temu có quyết định điều chỉnh mô hình kinh doanh, người tiêu dùng Mỹ cố mua các sản phẩm Temu được vận chuyển từ Trung Quốc phải đối mặt với "phí nhập khẩu" từ 130% đến 150%. Phí này thường cao hơn giá của từng mặt hàng và tăng gấp đôi giá của nhiều đơn hàng.
Temu thuộc sở hữu của "gã khổng lồ" thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings. Temu đã có sự chuẩn bị từ trước khi dần tích trữ hàng tồn kho tại Mỹ trong năm qua để chuẩn bị ứng phó với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang và việc xóa bỏ các miễn trừ thuế theo quy tắc "de minimis".
Ngoài Temu, Shein - nhà bán lẻ thời trang nhanh được thành lập tại Trung Quốc - tuần trước cũng đã có động thái tương tự. Theo đó, Shein đã thêm một dòng lưu ý với khách hàng khi thanh toán đơn hàng với nội dung "Thuế quan được tính vào giá bạn phải trả. Bạn sẽ không phải trả thêm phí khi giao hàng".
Trong khi đó, nhiều nhà bán bên thứ ba trên Amazon vẫn trông chờ vào các nhà sản xuất Trung Quốc để tìm nguồn cung ứng hoặc lắp ráp sản phẩm của họ. Amazon Haul, đối thủ cạnh tranh của Temu, trước đây đã dựa vào quy tắc "de minimis" để vận chuyển các sản phẩm có giá 20 USD trở xuống trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ.
Trước khi ông Trump trở lại nắm quyền Nhà Trắng ở nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1, chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden cũng đã tìm cách cắt giảm các khoản miễn trừ thuế theo quy tắc "de minimis".
Những người chỉ trích quy tắc "de minimis" cho rằng nó gây hại cho các doanh nghiệp Mỹ và tạo điều kiện cho các gói hàng chất gây nghiện fentanyl và các chất bất hợp pháp khác tuồn vào Mỹ, bởi họ nhận thấy các gói hàng giá trị thấp dễ dàng qua cửa kiểm tra của hải quan.

-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Campuchia gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc -
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm -
Ông Mark Carney tái đắc cử Thủ tướng Canada -
Trung Quốc: Công suất lắp đặt điện hạt nhân đạt 200 triệu kilowatt vào năm 2040 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025