
-
Nhu cầu vàng tăng cao nhất trong 11 năm
-
Trung Quốc mở cửa có tác động thế nào tới các thị trường toàn cầu?
-
Tesla hạ giá xe điện, cuộc đua mới trên thị trường bắt đầu
-
Người dân tiết kiệm ở mức kỷ lục, Trung Quốc kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng
-
Công ty mẹ của Google sa thải 12.000 lao động -
Đức: Chi phí nhập khẩu khí đốt tăng 131%
![]() |
Giá dầu thô Brent tăng 7,7% lên 132,75 USD, trước khi lùi về 123,21 USD/thùng vào cuối phiên 8/3. Ảnh: AFP |
Giá dầu thô WTI của Mỹ hôm 8/3 có thời điểm tăng tới 7% lên 128 USD/thùng, nhưng cuối phiên đã trượt về 123,70 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 7,7% lên 132,75 USD, trước khi lùi về 123,21 USD/thùng vào cuối phiên và đóng cửa tăng 4,3%.
Nói về lệnh cấm vận nhiên liệu Nga, Tổng thống Joe Biden cho biết hôm 8/3: "Chúng tôi đưa ra quyết định này sau khi tham vấn chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Âu". "Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với châu Âu và các đối tác để xây dựng chiến lược dài hạn nhằm giảm sự phụ thuộc (năng lượng - BTV) của họ vào Nga", ông Biden cho biết thêm.
Năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 672.000 thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Nga mỗi ngày, chiếm khoảng 8% tổng lượng nhập khẩu, ông Andrew Lipow, Chủ tịch Công ty phân tích thị trường dầu mỏ Lipow Oil Associates, dẫn số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Trước đó, Vương quốc Anh đã công bố các biện pháp hạn chế của riêng mình đối với việc nhập khẩu dầu mỏ của Nga ngay trước khi Tổng thống Biden thông báo lệnh cấm của Mỹ đối với nhiên liệu Nga. Phía Anh cho biết họ sẽ giảm dần lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Tương tự, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã công bố kế hoạch cắt bỏ nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu từ Nga.
Ông John Kilduff, đối tác sáng lập tại Công ty tư vấn đầu tư Again Capital, cho biết giá dầu tuần này đã hai lần tăng vượt mốc 130 USD/thùn nhưng đã thất bại giữ mốc giá này, điều này khiến một số nhà giao dịch quyết định bán ra.
"Mọi người đều thắc mắc với việc ông Biden thông báo các lệnh trừng phạt - liệu đó có phải là hiện tượng mua theo tin đồn, bán theo tin tức hay không", ông John Kilduff nói. "Thông báo gần đây của ông Biden đã củng cố thời điểm bán ra. Giờ thì chúng tôi biết mình đang đứng ở đâu", đại diện Again Capital cho biết thêm.
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích hàng hóa của Goldman Sachs cho rằng việc Mỹ cùng phối hợp với các đồng minh phương Tây để áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga có thể sẽ mất nhiều thời gian bởi châu Âu vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn dầu nhập khẩu từ Nga.
Do vậy, họ cho rằng nhiều khả năng chỉ có phía Mỹ áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga trong thời gian ngắn và tác động gây ra không đáng kể đối với thị trường dầu thô và sản phẩm xăng dầu toàn cầu. Bởi lẽ, tính trung bình 3 tháng qua, từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022, Mỹ chỉ nhập khẩu hơn 400 nghìn thùng dầu mỗi ngày (kb/d) từ Nga, giảm gần một nửa so với mức đỉnh 770 kb/ngày vào tháng 5 đến tháng 6 năm 2021.
Goldman Sachs cho rằng nhiều khả năng chỉ có phía Mỹ áp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga trong thời gian ngắn và tác động gây ra không đáng kể đối với thị trường dầu thô và sản phẩm xăng dầu toàn cầu. Bởi lẽ, tính trung bình 3 tháng qua, từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022, Mỹ chỉ nhập khẩu hơn 400 nghìn thùng dầu mỗi ngày (kb/d) từ Nga, giảm gần một nửa so với mức đỉnh 770 kb/ngày vào tháng 5 đến tháng 6 năm 2021.
Với khối lượng nhập khẩu nhỏ như trên, Mỹ hoàn toàn có khả năng điều hướng nguồn cung dầu mỏ, bởi họ vốn có lợi thế về sản xuất dầu đá phiến. Do đó, Goldman Sachs cho rằng về cơ bản động thái cấm vận dầu mỏ từ phía Mỹ sẽ gây ra tác động không lớn đến thị trường dầu thô.
Nhìn vào diễn biến thực tế, một số nhà phân tích cho rằng thị trường dầu mỏ đã và đang tự trừng phạt ngành năng lượng của Nga khi người mua tránh sử dụng dầu mỏ từ quốc gia này.
Ông Tamas Varga từ Công ty môi giới dầu mỏ PVM cho rằng: "Đã có các ước tính khác nhau, nhưng có lẽ công bằng mà nói nếu một lệnh cấm nhập khẩu được áp dụng đối với Nga thì khối lượng bổ sung mà không có sẵn sẽ tương đối hạn chế".
Người Mỹ hiện đang gồng mình chi trả khi giá xăng dầu tăng kỷ lục, đây cũng là nguồn cơn gây ra lạm phát trên diện rộng, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA), giá xăng trung bình tại nước này đã tăng lên 4,173 USD/gallon trong ngày 8/3. Kỷ lục trước đó là 4,114 USD/gallon được thiết lập vào tháng 7/2008.
Người tiêu dùng Mỹ trung bình phải trả thêm 55 cent so với tuần trước và khoảng 72 cent so với tháng trước. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán giá dầu, nhất là giá xăng dầu tại các trạm bơm, sẽ tiếp tục leo thang và ắt hẳn người Mỹ sẽ phải móc thêm hầu bao.
Ông Tom Kloza, Trưởng bộ phận phân tích năng lượng toàn cầu tại Công ty cung cấp thông tin giá dầu OPIS cảnh báo: "Trừ khi có điều gì đó nghiêm trọng xảy ra, chúng ta sẽ tiến tới ngưỡng giá trung bình bơm tại cột khoảng 4,50 - 4,75 USD/gallon đối với nhiên liệu động cơ và hơn 5 USD/gallon đối với dầu diesel".

-
Chủ tịch Fed: Đừng hy vọng cắt giảm lãi suất trong năm 2023 -
Dự báo ECB sẽ tăng lãi suất tiền gửi lên mức 2,5% -
Nhu cầu vàng tăng cao nhất trong 11 năm -
Chỉ số lạm phát của Eurozone giảm tháng thứ 3 liên tiếp -
Fed tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm -
Anh và EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit liên quan đến Bắc Ireland -
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế các nước thuộc ASEAN
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)