Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Mỹ điều 300 cố vấn quân sự đến Iraq
Nhất Ngang - 26/06/2014 12:33
 
Mỹ sẽ điều 300 cố vấn quân sự bao gồm lực lượng tình báo, hậu cần cùng chuyên gia đặc biệt của quân đội tới Iraq nhằm thiết lập mục tiêu cho những cuộc không tích sắp tới nếu có quyết định ném bom từ Nhà Trắng.
TIN LIÊN QUAN

Lực lượng nổi dậy đã tấn công một trong những căn cứ không quân lớn nhất của Iraq và nắm quyền kiểm soát một số mỏ dầu nhỏ vào ngày thứ Tư vừa qua khi các lực lượng đặc biệt của Mỹ và cố vấn tình báo quân đội đến để giúp Iraq chống lại một cuộc nổi dậy của những chiến binh Hồi giáo dòng Sunni

Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, người đang phải chịu áp lực quốc tế lớn trong việc thiết lập một Chính phủ liêp hợp, cho biết ông ủng hộ quá trình hình thành lập nội các mới trong vòng một tuần. Ông cũng kêu gọi nhân vật chính trị chủ chốt người Sunni hợp tác để thiết lập một “chính phủ cứu nước”.

Ở miền bắc Iraq, các chiến binh dòng Sunni cùng ISIS đã nổi dậy chống đối lại chính quyền của Thủ tướng Al-Maliki. Họ cho rằng Chính phủ hiện tại hẹp hòi và vụ lợi, chống lại lợi ích của các dòng Hồi giáo khác ở Iraq.

Mỹ điều 300 cố vấn quân sự đến Iraq

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm tuần này đã thúc ép Iraq thiết lập một chính phủ liên hiệp và kêu gọi lãnh đạo của khu vực người Kurd tự trị đứng về phía Baghdad chống lại sự tấn công.của lực lượng nổi dậy.

Dụ kiến quốc hội Iraq sẽ họp trong trong tuần tới, bắt đầu lộ trình hình thành một Chính phủ mới dựa trên kết quả của cuộc bầu cử được tổ chức hồi tháng Tư. Thử tướng Maliki, người giành được nhiều ủng hộ nhất trong cuộc bầu cứ sẽ cần sự hỗ trợ của các giáo sĩ dòng Shiite, dòng Sunni và Kurd để xây dựng một chính phủ liên minh trong thời gian tới.

Hôm thứ sáu tuần trước, Ali al-Sistani-giáo sĩ được tôn sùng nhất của người Shiite đã kêu gọi quá trình hình thành Chính phủ liêp hợp để có thể ổn định tình hình Iraq. Ông cũng cảnh báo các chính trị gia là người Sunni, đang có quan hệ với ISIS, rằng tham vọng và quyền lợi đen tối của họ nhằm chống lại Baghdad sẽ hủy hoại đất nước Iraq.

Các nhóm vũ trang người Sunni cùng ISIS đã chiếm đóng hàng loạt thị trấn và thành phố dọc biên giới phía Bắc và phía Tây từ tay Chính phủ. Thành phố lớn nhất miền Bắc Mosul đã rơi vào quân nổi dậy người Sunni từ hôm 10/6

Hai ngày sau đó, lực lượng người Kurd cũng đã đổ bộ vào thành phố Kirkuk, nơi mà bạo lực cũng bùng lên nhiều ngày trước đó khi một kẻ đánh bom tự sát cho nổ tung mình ở một điểm công cộng đông đúc, giết chết 6 người và làm bị thương 23 cảnh sát. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, có hơn 1000 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng do các cuộc tấn công của Al Qaeda, trước khi nổ ra cuộc nổi dậy của người Sunni.

Ngoài con số tử vong, báo cáo của LHQ cũng cho biết, gần một triệu người đã phải di dời khỏi Iraq trong năm 2014. Ông Amin Awad, giám đốc phụ trách Trung Đông và Bắc Phi thuộc cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc, đã gọi là Iraq là "một vùng đất bị bỏ rơi".

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ việc gửi lực lượng bộ binh tới Iraq, nơi họ rút lui vào năm 2011. Nhưng sẽ cung cấp 300 cố vấn quân sự Mỹ nhằm hỗ trợ Baghdad chống lại cuộc nổi dậy. Khoảng 130 cố vấn trong tổng số 300 đã được triển khai. Lực lựng này sẽ thu thập thông tin về mục tiêu cho các cuộc không kích trong tương lai mặc dù chưa có quyết định ném bom từ Nhà Trắng

Chuẩn Đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, cho biết một nhóm cố vấn đầu tiên đã được gửi đến Baghdad nhằm thiết lập một trung tâm hoạt động, số này bao gồm các nhà phân tích tình báo của CIA, các chuyên gia hậu cần và chuyên gia hoạt động đặc biệt của quân đội.

Thêm 50 nhân viên quân sự Mỹ sẽ được triển khai trong đợt tiếp theo. Hai lực lượng này hợp thành 4 đội giám sát, hoạt động tại những điểm đã định trước. Cùng với đó là tăng cường hơn nữa hoạt động của máy bay do thám không người lái và có người lái ở Iraq. Ông John Kirby cho biết thêm.

Truyền hình nhà nước Iraq cho biết, các cố vấn của Lầu Năm Góc đã thống nhất với chức trách Baghdad về một lệnh hoạt động chung. Baghdad sẽ phải chạy đua với thời gian nhằm phá vỡ khả năng củng cố mạng lưới tại những điểm mà các chiến binh dòng Sunni đã chiếm đóng

Tính đến ngày 25/6, lực lượng nổi dậy đã trải khắp 30 km (20 dặm) về phía đông của Tikrit, nơi có ít nhất ba mỏ dầu nhỏ, sản xuất 28.000 thùng dầu mỗi ngày. Trước đó 1 ngày, ISIS đã chiếm đóng nhà máy lọc dầu Baiji lớn nhất Iraq gây nên tình trạng thiếu hụt xăng dầu ở quốc gia Trung Đông này

Baghdad cho biết sẽ phối hợp với lãnh đạo các bộ tộc ở những địa phương bị lực lượng Sunni chiếm đóng để chiếm lại những mỏ dầu này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư