
-
Tăng cường công tác xây dựng đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước
-
Khởi động Nhóm công tác Việt Nam - Nhật Bản về chuyển đổi xanh
-
Xây dựng thương hiệu để mở rộng xuất khẩu
-
Khánh Hòa triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
-
Cầu thế giới suy giảm, xuất khẩu của nhiều địa phương tăng trưởng âm -
Thương mại Việt Nam-EU 9 tháng đạt 44 tỷ USD
![]() |
Sản phẩm túi mua hàng bằng giấy của Việt Nam bị DN Mỹ đề nghị điều tra chống bán phá giá. |
Nguồn tin từ Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm túi mua hàng bằng giấy nhập khẩu từ Việt Nam.
Đệ đơn trong vụ việc này Liên minh vì Thương mại Công bằng đối với Túi mua hàng. Sản phẩm bị điều tra là túi mua hàng bằng giấy có các mã HS 4819.30.0040 và 4819.40.0040.
Theo nguyên đơn, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu khoảng 162 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Mỹ, đứng thứ 2, sau Trung Quốc.
Còn dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC) ghi nhận, trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 143,9 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang thị trường này, tăng 37,6% so với năm 2021 và chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ, trong khi Trung Quốc đứng thứ nhất, chiếm tỷ lệ 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ.
Được biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của 9 nước bị đề nghị điều tra chiếm khoảng 67% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra vào Mỹ.
Liên minh vì Thương mại Công bằng đối với Túi mua hàng đã cáo buộc 13 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với biên độ phá giá cáo buộc từ 63,67% - 128,81%. Thời kỳ điều tra đề xuất từ 1/10/2022 đến 31/3/2023.
Do Mỹ coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của nước thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.
Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là nước thay thế, vì cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất sản phẩm túi giấy.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Mỹ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp DOC quyết định khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu;
Doanh nghiệp nên hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Mỹ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp;
Chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Mỹ.
-
Cầu thế giới suy giảm, xuất khẩu của nhiều địa phương tăng trưởng âm -
Thương mại Việt Nam-EU 9 tháng đạt 44 tỷ USD -
Gia vị Dh Foods tận dụng cơ hội tham gia “sân chơi” của các đại siêu thị châu Âu -
Công ty Nhôm Lâm Đồng: sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết đến đó -
Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm lần đầu BSR ở mức “BB” với triển vọng tích cực -
Bộ Tài chính bác bỏ nhiều kiến nghị của VASEP và doanh nghiệp thủy sản -
Lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ hai liên tiếp
-
Värna tổ chức tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho 1.000 người cao tuổi
-
Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới tổ chức Hội nghị về an toàn thực phẩm tại Việt Nam
-
Agribank cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp đầu tư dự án 5 ngành trọng điểm năm 2023
-
Học bổng “Cánh diều Á Châu” của AIG đến với học sinh hiếu học
-
Hành trình mở rộng sang lĩnh vực quản lý, vận hành khách sạn và resort của Đông Tây Group
-
Dược phẩm Thái Minh tưng bừng tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 12 năm sinh nhật