
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Các bể chứa dầu tại Carson, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Khoảng gần 10 năm trước, OPEC ồ ạt bơm dầu vào thị trường nhằm loại bỏ các nhà sản xuất dầu Mỹ, nơi sản lượng tăng đột biến khi những cải tiến trong quá trình bẻ gãy thủy lực dẫn đến cái gọi là "sự bùng nổ dầu đá phiến".
Mặc dù giá dầu tăng cao sẽ giúp các nhà sản xuất dầu Mỹ và OPEC có được lợi nhuận “khủng”, song các nhà khai thác lo ngại điều này cũng có thể làm giảm nhu cầu, đặc biệt khi các chính phủ thúc đẩy phát triển năng lượng thay thế. Cả hai bên lo ngại rằng các khoản đầu tư khổng lồ mới vào việc khoan dầu sẽ chỉ tạo ra dầu sau khi cuộc khủng hoảng qua đi.
Giá dầu đã tăng 30% kể từ đầu năm 2022, dầu diesel của Mỹ ở mức giá cao nhất kể từ năm 2014 và tình trạng thiếu nhiên liệu đang gia tăng ở Đức. Trong phiên ngày 10/3, giá dầu Brent đã ổn định trên mức 109 USD/thùng.
Trong tuần này, Scott Sheffield, Giám đốc điều hành của Pioneer Natural Resources và là chính khách lớn tuổi của Mỹ, khuyến nghị chính quyền Tổng thống Joe Biden liên hệ với Saudi Arabia, nước dẫn dắt OPEC, để thúc đẩy sản xuất thay vì cố gắng đạt được các thỏa thuận với Iran và Venezuela, các nhà sản xuất dầu mà Washington đã áp lệnh trừng phạt.
Tổng thống Biden đã kêu gọi OPEC tăng sản lượng nhanh hơn, song nhóm này và các đồng minh đã mắc kẹt với kế hoạch tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày hàng tháng sau khi cắt giảm do nhu cầu sụt giảm trong giai đoạn dịch bệnh.
Cả Mỹ và OPEC đều quan tâm đến việc bình ổn giá cả sau cuộc chiến giá cả năm 2014-2016. Theo ước tính của Morgan Stanley, giá dầu còn giảm mạnh hơn khi nhu cầu sụt giảm trong đợt đại dịch năm 2020. Chi tiêu cho hoạt động thăm dò toàn cầu năm 2021 giảm xuống còn khoảng 51 tỷ USD, giống như năm 2005, mặc dù mức tiêu thụ dầu năm ngoái cao hơn 24%.
Giám đốc điều hành Saudi Aramco Amin Nasser cho biết đầu tư vào dầu khí giảm và các nhà đầu tư chuyển vốn sang nhiên liệu tái tạo nghĩa là công suất dầu dự phòng sẵn có cho thế giới trong trường hợp khẩn cấp chỉ chiếm khoảng 2% tổng nhu cầu.
Một số nhà sản xuất Mỹ cũng đang chịu áp lực khi các cổ đông thúc đẩy mua lại cổ phần và trả cổ tức thay vì chi tiêu nhiều hơn cho việc thăm dò và khoan. Các công ty lớn hơn bao gồm cả Pioneer Natural đã cam kết hạn chế sản lượng mới.
JPMorgan ước tính mỗi lần giá dầu tăng 10% sẽ khiến người tiêu dùng mất 23 tỷ USD.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt